Chiến dịch Điện Biên Phủ trong trái tim cựu chiến binh

Những ngày tháng 5 lịch sử đang đến gần, mang theo những dư âm hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chúng tôi vinh dự gặp gỡ và trò chuyện với cựu chiến binh Nguyễn Quốc Toản, tổ 9, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, một trong những nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Giọng nữ
Cựu chiến binh Nguyễn Quốc Toản ôn lại kỷ niệm thời chiến tranh với các cháu trong gia đình.

Sinh năm 1931 tại xã Nguyên Xá, huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình, năm 1950, ông Toản nhập ngũ. Năm 1953, ông được biên chế vào Đại đội 670, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại Đoàn 312 tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị ông có nhiệm vụ tấn công, tiêu diệt cứ điểm Him Lam mở màn cho chiến dịch.

Năm nay, đã bước sang tuổi 94, nhưng trí nhớ của CCB Nguyễn Quốc Toản còn khá minh mẫn. Ông vẫn rành rọt kể về những năm tháng tham gia trận mở màn trong chiến dịch Điện Biên Phủ với giọng nói đầy tự hào: Him Lam là một trong 3 trung tâm đề kháng của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Him Lam được quân Pháp xây dựng đầu tiên trên điểm cao gần 500m, gồm 3 cứ điểm trên 3 quả đồi nằm ngay cửa ngõ đông - bắc cánh đồng Mường Thanh, án ngữ con đường Tuần Giáo - Điện Biên, cách phân khu trung tâm 2,5 km.

Để chuẩn bị cho trận tấn công Him Lam, chúng tôi phải đào giao thông hào suốt hơn một tháng. Cứ đêm đến, cả đại đội tham gia đào và vận chuyển đất đá, đúng câu “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”. Ban đầu cứ điểm Him Lam được ấn định sẽ tấn công vào ngày 12/3/1954, nhưng với chủ trương “đánh chắc, tiến chắc”, đúng 17 giờ ngày 13/3/1954 cuộc tấn công lịch sử vào Tập đoàn cứ điểm chính thức bắt đầu. Quân ta tổ chức nhiều mũi tấn công vào cứ điểm Him Lam, nhưng mất khoảng 5 giờ đồng hồ, cứ điểm Him Lam được người Pháp mệnh danh là “cánh cửa thép” bất khả xâm phạm trong hệ thống Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt hoàn toàn. Tiểu đoàn 3/13 DBLE của thực dân Pháp bị xóa sổ, 200 tên địch bị bắt sống, quân ta thu toàn bộ vũ khí, trang bị. “Đơn vị thần thoại chưa bao giờ bị thua một trận nào” bị tiêu diệt quá nhanh, làm cho Bộ chỉ huy quân đội Pháp và toàn bộ binh lính ở các cứ điểm khác trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hết sức lo sợ.

Nhắc lại những ký ức hào hùng không thể quên, ông Toản xúc động: Ngày đó, chỉ nghĩ đến làm sao đánh thắng giặc, không màng sống, chết. Nhiều đồng đội của tôi đã vĩnh viễn nằm lại, nhiều người để lại một phần thân thể nơi mảnh đất Điện Biên. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, gia đình tôi có 3 liệt sỹ hy sinh. Trải qua sinh tử, may mắn còn được sống đến ngày hôm nay, tôi vẫn luôn phát huy tinh thần của “Bộ đội Cụ Hồ”, tinh thần của người chiến sĩ Điện Biên tiếp tục truyền lại cho các thế hệ con cháu.

Sau chiến dịch, ông Toản tiếp tục công tác trong quân ngũ, tham gia nhiều trận chiến khác. Hòa bình lập lại, ông tiếp tục cống hiến trong quân đội cho đến năm 1981 ông nghỉ hưu. Trong suốt nhiều năm đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng I, II, III; được tặng thưởng Huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên Phủ trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954...

Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc. Trở về với đời thường, cựu chiến binh Nguyễn Quốc Toản vẫn tiếp tục tham gia hoạt động xã hội ở địa phương, đóng góp sức mình xây dựng quê hương. Những hồi ức về tháng ngày hào hùng, đã trở thành những câu chuyện để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục phát huy tinh thần, hào khí cách mạng, tiếp bước truyền thống cha anh, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.