Hội Nông dân huyện Mộc Châu đã tích cực triển khai đưa nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân đến với các hội viên để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động, HTX rau, hoa công nghệ cao Ngọc Chiến, bản Đông Xuông, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, củ, quả an toàn, theo chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 99/CĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, tiêu dùng và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Nâng cao giá trị sản phẩm, huyện Mộc Châu đã tập trung hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ trong bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Gần đây, bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò đã xuất hiện ở 4 xã của huyện Vân Hồ, gồm: Liên Hòa, Song Khủa, Xuân Nha và Lóng Luông. Huyện Vân Hồ đã chỉ đạo tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khống chế, ngăn chặn không để lây lan ra diện rộng.
Hoạt động từ năm 2019, đến nay, mô hình giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng của Agribank Chi nhánh Thành phố, đã giúp nhân dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng và thụ hưởng các nguồn vốn ưu đãi về nông nghiệp, nông thôn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Trải qua 45 năm (1979 – 2024) xây dựng và phát triển, từ Trạm Xăng dầu Sơn La đến nay là Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Sơn La đã và đang khẳng định là đơn vị cung ứng xăng dầu chủ đạo trên địa bàn tỉnh Sơn La, phục vụ đời sống, sản xuất, kinh doanh của nhân dân, doanh nghiệp và sự phát triển chung của tỉnh.
LTS: Phát triển thị trường các-bon nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trong việc tham gia chống biến đổi khí hậu. Đồng thời, tạo ra nguồn lực tài chính hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng, giúp người dân có thêm nguồn thu, giảm tình trạng xâm hại rừng và bảo vệ hệ sinh thái rừng bền vững. Phóng viên Báo Sơn La có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Thuận, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh về vấn đề này, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Thành lập năm 2021, HTX Nông nghiệp sinh thái Efarm É Tòng, xã É Tòng, huyện Thuận Châu, chủ yếu trồng cây dược liệu, đậu đỗ; gà đen, lợn đen bản địa,... cung cấp ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp chất lượng, giúp các thành viên nâng cao thu nhập.
Khai thác lợi thế về đất đai, khí hậu xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đưa các loại cây trồng, con nuôi có giá trị vào sản xuất; ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm.
Mưa lớn của hoàn lưu cơn bão số 2 và 3, đã làm hàng nghìn héc ta lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La bị ngập úng, vùi lấp, hư hại nặng nề. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đã chỉ đạo và đôn đốc bà con nhanh chóng khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất.
Với hương vị thơm, dẻo, bùi ngậy, khoai sọ mán là đặc sản riêng, huyện Vân Hồ đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng suất, quy hoạch vùng sản xuất khoai sọ tập trung, tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ thị trường.
Ngày 17/9, Công ty TNHH Thành Cương Sơn La phối hợp với Sendo Farm tổ chức Livestream kết nối tiêu thụ bắp cải cho các hộ trong chuỗi liên kết sản xuất bao tiêu rau, củ, quả an toàn của Hợp tác xã Nông sản Sơn La, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn.
Những năm gần đây, nhân dân các xã vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình trên địa bàn huyện Phù Yên đã chuyển đổi phương thức chăn nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chú trọng phòng, chống dịch bệnh, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
Từ giữa tháng 8 đến nay, trên khắp nương đồi của các bản Noong Sơn, Tà Đứng, Quỳnh Tám, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn và Nong Chạy, Nà Thướn, Bó Cốp, xã Mường Chùm, huyện Mường La, bà con hối hả vào vụ thu hoạch ngô giống. Đất không phụ công người, sau nhiều năm liên kết trồng ngô giống với Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung, đời sống của hàng trăm hộ đồng bào dân tộc Thái, Mông đã thực sự ổn định và phát triển, nhiều hộ giàu lên từ trồng ngô giống. Hơn 300 hộ tham gia trồng ngô giống ở các bản, đến nay không còn hộ nghèo.
Nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp, tỉnh ta đang chú trọng nâng cao nguồn nhân lực có kỹ năng, tư duy, khai thác, sử dụng tốt công nghệ, ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Phát huy tiềm năng, lợi thế, huyện Mai Sơn huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng, tạo thương hiệu riêng.
Phát triển thương mại điện tử đang là xu thế tất yếu, đưa thông tin sản phẩm nhanh chóng đến với người tiêu dùng; trở thành phương thức kinh doanh – tiêu dùng phổ biến của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nắm bắt xu thế đó, huyện Sông Mã chú trọng phát triển thương mại điện tử, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản trên thị trường.
Hai bên khẳng định quyết tâm đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Indonesia lên 18 tỷ USD vào năm 2028 thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương; tháo gỡ khó khăn và rào cản thương mại nhằm tạo thuận lợi tiếp cận thị trường hàng hóa của nhau.