Cùng với việc duy trì và nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản, huyện Phù Yên chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo uy tín về chất lượng, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Quỳnh Nhai hiện có hơn 10.000 ha mặt nước lòng hồ, đây là lợi thế để huyện phát triển nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Với sản lượng thủy sản nuôi và đánh bắt lớn, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện đã từng bước phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu cá sông Đà của Quỳnh Nhai.
Với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm, liên kết phát triển bền vững, HTX nông nghiệp An Phú, tổ 2, phường Chiềng An, Thành phố, là HTX tiêu biểu của tỉnh, đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên và nhiều lao động.
Hiện nay, huyện Mai Sơn đang chăm sóc trên 21.700 ha cây trồng. Do ảnh hưởng hiện tượng El Nino kéo dài, toàn huyện Mai Sơn có trên 6.080 ha cây trồng các loại bị héo, táp lá, rụng quả, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.
Thời tiết nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít khiến mực nước trên các sông, suối, đầu mối các công trình cấp nước trên địa bàn huyện Mường La xuống rất thấp. Nhiều hồ chứa xuống dưới mực nước chết đã gây ra tình trạng hạn hán, không đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển, giảm năng suất cây trồng.
70 mô hình trồng trọt và chăn nuôi là kết quả sau 1 năm thành phố thực hiện chủ trương “Mỗi bản một mô hình kinh tế” theo Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn, gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”. Qua đánh giá hiệu quả bước đầu, nhiều mô hình phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, cho hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Phát huy tiềm năng về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Sốp Cộp chú trọng phát triển cây ăn quả, đưa các loại cây trồng, nhất là cây có lợi thế, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.
Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh chú trọng nâng cao khả năng ứng dụng kỹ thuật cho hội viên, từng bước tiếp cận sản xuất hiện đại, bền vững, hiệu quả kinh tế cao.
Mận cơm hay còn gọi là mận tam hoa được trồng nhiều trên địa bàn thành phố Sơn La, với trên 1.000 ha, sản lượng gần 10.000 tấn/năm. Khi mận còn xanh có vị chua thanh, mận chín chuyển dần sang sắc đỏ đậm, vị ngọt và được người dân ví như quả "cherry”. Những ngày này, vườn mận các xã Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần đang được nông dân khẩn trương thu hái.
Các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Sơn La được hình thành sau năm 1954. Từ 11 nông, lâm trường ban đầu, sau rà soát, sắp xếp, đến nay, toàn tỉnh còn 8 đơn vị, với tổng diện tích đất trên 36.000 ha; trong đó, gần 17.500 ha đất các công ty, nông, lâm nghiệp và các tổ chức khác giữ lại tiếp tục sử dụng; khoảng 18.500 ha đất bàn giao cho huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã quản lý.
Ngày 26/4, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024 và Hội thảo chuyên đề về vắc xin dịch tả lợn Châu Phi, vắc xin viêm da nổi cục.
Với lợi thế có bãi chăn thả rộng, nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, những năm qua, nhân dân xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, đã tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Ngày 25/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo “Giữa doanh nghiệp với nhà nông về bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân năm 2024”. Dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện các doanh nghiệp, HTX hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phải coi phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá về đào tạo nguồn nhân lực và cần đầu tư cho xứng tầm đột phá này.
Khai thác tiềm năng nguồn nước, phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Sơn La, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình “Nuôi cá lăng nha trong lồng bè theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại huyện Quỳnh Nhai, mô hình hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích.
Là địa bàn thuộc khu vực lòng hồ sông Đà, xã Song Khủa, huyện Vân Hồ có diện tích tự nhiên trên 5.200 ha với địa hình nhiều nương bãi, đồng cỏ. Tận dụng lợi thế đó, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường.
Yên Châu là địa phương có diện tích xoài lớn của tỉnh với trên 3.200 ha; chủ yếu là giống: Đài Loan, Thái, Úc và xoài tròn địa phương. Hằng năm, hơn 60% diện tích xoài trên địa bàn huyện được bao trái. Sau nhiều năm thực hiện bao trái, nhiều nhà vườn đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm đem lại hiệu quả cao hơn.