Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.

Giọng nữ
Cán bộ HDbank Sơn La thường xuyên trao đổi nghiệp vụ tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được thành lập trên cơ sở hợp nhất chi nhánh Ngân hàng Nhà nước của 4 tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên và Lai Châu. Ngân hàng Nhà nước khu vực 3 đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong quản lý tiền tệ, ngân hàng, ngoại hối và phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ động phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, đặc biệt là các lĩnh vực thế mạnh, các dự án kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường huy động vốn, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng phù hợp nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp, với lãi suất hợp lý. Phối hợp với các tỉnh triển khai có hiệu quả chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho 1.165 doanh nghiệp và 1.699 khách hàng vay 20.500 tỷ đồng với; cơ cấu cho 17 khách hàng và giảm lãi suất cho vay, phí và nhiều hình thức hỗ trợ khác. Những tháng đầu năm 2025, lãi suất cho vay ngắn hạn các lĩnh vực ưu tiên không quá 4%/năm tại các chi nhánh ngân hàng thương mại và không quá 5%/năm tại các quỹ tín dụng nhân dân…

Tại tỉnh Sơn La có 22 tổ chức tín dụng với 52 phòng giao dịch, 281 điểm giao dịch, đáp ứng nhu cầu về tín dụng phục vụ phát triển kinh tế. Đến hết tháng 4, huy động vốn của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đạt 39.420 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 49.125 tỷ đồng. Nguồn tín dụng chủ yếu tập trung các lĩnh vực thế mạnh, như: Cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 50,17% tổng dư nợ; cho vay doanh nghiệp chiếm 37,2% tổng dư nợ...

Khách hàng đến giao dịch tại Abbank Sơn La.

Ông Phạm Văn Bằng, Giám đốc Agribank Sơn La, cho biết: Năm 2025, Agribank Sơn La đặt mục tiêu tăng trưởng 13%. Đơn vị đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu vay vốn và kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của khách hàng; chủ động tiếp cận với khách có nhu cầu vay vốn, cùng với doanh nghiệp xây dựng phương án, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng.

Đối với Ngân hàng BIDV Sơn La, tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ từ năm 2020-2024 đạt 8,1%, với tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp năm 2024 chiếm gần 50%. Ông Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc ngân hàng, thông tin: BIDV Sơn La tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được vay vốn các gói tín dụng ưu đãi, như: gói 450.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp; gói 75.000 tỷ đồng tín dụng trung dài hạn dành cho khách hàng doanh nghiệp; gói 30.000 tỷ đồng tín dụng nhà ở xã hội; gói tín dụng xanh tài trợ dự án sản xuất và cung cấp nước sạch… Đối với khách hàng cá nhân, BIDV đã triển khai các gói tín dụng bán lẻ cạnh tranh với mức lãi suất cho vay thấp hơn thông thường từ 1 đến 1,5%/năm.

Công ty cổ phần Chế biến Nông sản BHL Sơn La đang triển khai xây dựng Nhà máy chế biến tinh bột biến tính BHL Sơn La, tại Khu công nghiệp Mai Sơn, công suất 90.000 tấn sản phẩm/năm, tương đương 300 tấn sản phẩm/ngày đêm, tổng mức vốn đầu tư trên 244 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động quý IV/2025. Bà Chử Thị Kim Oanh, Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến Nông sản BHL Sơn La, chia sẻ: Thông qua các hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, đơn vị đã được Vietinbank Sơn La ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện, cung cấp các dịch vụ: Vốn vay đầu tư dự án, vốn lưu động sản xuất, các dịch vụ bảo lãnh, chuyển tiền, tiền gửi... giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, tăng hiệu quả kinh doanh.

Phiên giao dịch tại BIDV Sơn La.

Bên cạnh các ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ưu tiên nguồn vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. 5 tháng đầu năm, Chi nhánh có tổng dư nợ hơn 7.157 tỷ đồng, với trên 122 hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển các mô hình sinh kế, tạo thu nhập, góp phần tạo việc làm cho trên 1.000 lao động và trên 4.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách thuộc các xã vùng khó khăn.

Tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, những tháng cuối năm, ngành Ngân hàng chủ động, linh hoạt và hiệu quả trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ, nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các chương trình ưu tiên...

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.