Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Thanh niên phố núi khởi nghiệp sáng tạo

Phong trào đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp của Thành đoàn Sơn La được triển khai sâu rộng tới các cơ sở Đoàn. Từ phong trào này, nhiều đoàn viên, thanh niên có việc làm ổn định, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương.

Giọng nữ

Một trong những tấm gương tiêu biểu về tinh thần lập thân, lập nghiệp của thanh niên Thành phố và thường xuyên tham gia các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh là anh Phạm Hải Nam, đoàn viên Chi đoàn tổ 1, Đoàn phường Quyết Tâm. Năm 2015, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Điện lực, Hà Nội anh trở về Sơn La với mong muốn làm giàu tại quê hương. Ban đầu, anh mở quán bán đồ ăn vặt, nhận thấy không hiệu quả, năm 2018, anh chuyển sang làm dịch vụ giặt chăn, ga. Năm 2019, anh thành lập Công ty TNHH Gia đình xanh Sơn La với dịch vụ vệ sinh công nghiệp, giặt là, chuyển nhà trọn gói, phun muỗi, diệt côn trùng.

Anh Nam chia sẻ: Thời điểm khởi nghiệp, dịch vụ này chưa được phổ biến tại Sơn La, do vậy, để nhiều người biết đến tôi đã thường xuyên đăng tin bài lên các trang mạng xã hội, phát tờ rơi, tổ chức truyền thông trên đường phố. Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ. Năm 2023, gia đình tôi quyết định mở rộng nhà xưởng, đầu tư thêm máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển. Đến nay, công ty đã có số lượng khách hàng ổn định. Hiện nay, trung bình mỗi năm doanh thu của công ty đạt 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí mang lại lợi nhuận hơn 500 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động địa phương với mức thu nhập 5-7 triệu đồng/người/tháng.

Dịch vụ vệ sinh công nghiệp của đoàn viên Chi đoàn tổ 1, Đoàn phường Quyết Tâm, Thành phố. 

Chúng tôi tiếp tục đến tham quan mô hình trồng cây ăn quả công nghệ cao của gia đình anh Bùi Việt Hùng, Bí thư Chi đoàn bản Hoàng Văn Thụ, xã Hua La. Trang trại rộng 1,2 ha có vườn thanh long 1.000 gốc trồng xen 400 cây lê theo hàng lối, cây lê đang trong thời kỳ ra hoa đậu quả, khu đất trồng 2.700 gốc nho hạ đen được phủ màng, tỷ lệ quả đậu đạt 98%. Tất cả được trang bị hệ thống phun tưới ẩm. Được biết, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 2018, anh trở về địa phương làm nông nghiệp phụ giúp gia đình. Để nắm kỹ thuật trồng, chăm sóc cây theo tiêu chuẩn an toàn, anh đã mạnh dạn tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm tại các mô hình trong tỉnh, trên các trang mạng internet và sách, báo. Nắm chắc kỹ thuật chăm sóc cây trồng, anh đã xin bố mẹ tự mình điều hành công việc của gia đình. Năm 2024, gia đình anh thu hoạch gần 40 tấn quả các loại, trừ chi phí thu khoảng 600 triệu đồng.

ĐVTN xã Hua La, Thành phố chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây ăn quả theo hướng an toàn. 

Còn anh Điêu Chính Tuyền, chàng thanh niên tộc Thái ở xã Pá Ma Pha Khinh, huyện Quỳnh Nhai. Năm 2007, vì dòng điện của Tổ quốc, gia đình anh cùng một số dân di dân về sinh sống tại điểm tái định cư thuộc bản Tam Quỳnh, xã Chiềng Đen, Thành phố. Anh từng theo học trung cấp ngành Chăn nuôi thú y của Trường Cao đẳng Sơn La. Năm 2021, sau khi tốt nghiệp với những kiến thức đã học được trên ghế nhà trường, anh về nhà phụ giúp gia đình công việc chăn nuôi. Năm 2023, anh Tuyền được vay vốn 80 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, anh đã mạnh dạn mua 1 con bò 3B, 20 con lợn giống và mở rộng thêm chuồng trại để chăn nuôi. Hiện nay, gia đình anh chăn nuôi 100 con lợn, trung bình mỗi năm xuất bán 2 lứa, mỗi lứa khoảng 10 tấn lợn hơi, với giá trung bình 70.000 đồng/kg, trừ chi phí thu khoảng 400 triệu đồng. Anh Tuyền chia sẻ: Mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi, có ý chí khắc phục khó khăn vươn lên lập thân, lập nghiệp với mong muốn làm chủ được cuộc sống của mình và làm được nhiều việc có ích cho xã hội, cộng đồng.

Mô hình chăn nuôi gia súc của đoàn viên Điêu Chính Tuyền, Chi đoàn bản Tam Quỳnh, xã Chiềng Đen, Thành phố.

Đây chỉ là 3 trong nhiều mô hình khởi nghiệp của thanh niên nơi phố núi Sơn La. Hiện nay, Thành phố có trên 3.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), sinh hoạt tại 12 đoàn cơ sở xã, phường, 4 Đoàn trường THPT và 9 chi đoàn trực thuộc. Đồng hành cùng thanh niên trong lập thân, lập nghiệp, các cơ sở Đoàn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, gắn với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị.

Anh Lò Quốc Việt, Bí thư Thành đoàn, cho biết: Với ĐVTN Thành phố, nhiều bạn trẻ có điều kiện học tập, làm việc tại các tỉnh, thành phố lớn sau khi trở về địa phương lập nghiệp, chúng tôi sẽ quan tâm, định hướng để các bạn trẻ sẽ mang kiến thức, kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn. Cùng với đó, hàng năm, các cơ sở Đoàn chủ động khảo sát, nắm bắt nhu cầu về học tập, nghề nghiệp và việc làm của thanh niên để phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Thành phố tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trong chăn nuôi, sản xuất, trồng trọt. Phối hợp tổ chức ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho thanh niên; tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh các trường học. 

Bên cạnh đó, hỗ trợ vốn phát triển cho đoàn viên, thanh niên được quan tâm và tích cực triển khai. Hiện nay, các cơ sở Đoàn đang quản lý 47 tổ tiết kiệm và vay vốn, với tổng dư nợ trên 68,5 tỷ đồng, 1.484 hộ vay. Từ nguồn vốn vay ưu đãi tạo cơ hội giúp ĐVTN phát triển sản xuất, phát huy nội lực, khai thác thế mạnh của địa phương để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Ngoài ra, các phong trào "Thanh niên làm kinh tế giỏi”, "Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế” tiếp tục được triển khai sâu rộng. Nhiều chi đoàn vận động đoàn viên gây quỹ để hỗ trợ ĐVTN khó khăn, ĐVTN yếu thế. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế giữa các đoàn viên, phát động phong trào giúp nhau ngày công lao động, vật tư, con giống để phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Thành đoàn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Thành phố tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây mận hậu cho ĐVTN xã Chiềng Ngần. 

Phát huy sức trẻ, cùng những ý tưởng, khát khao lập thân, lập nghiệp, đoàn viên, thanh niên thành phố Sơn La đã có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

    Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

    Viettel Sơn La -
    Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (tên quốc tế là Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, đảm bảo duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.
  • 'Tập trung ứng phó với bão số 3 trên địa bàn tỉnh Sơn La

    Tập trung ứng phó với bão số 3 trên địa bàn tỉnh Sơn La

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 22/7, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh Sơn La, đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về giải pháp ứng phó với bão số 3. Dự cuộc họp có đại diện các sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo 75 xã, phường trên địa bàn tỉnh.
  • 'Mường Cơi áp dụng quy trình sản xuất an toàn

    Mường Cơi áp dụng quy trình sản xuất an toàn

    Kinh tế -
    Xã Mường Cơi mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã Mường Thải, Mường Cơi và Tân Lang. Toàn xã hiện có trên 600 ha cây ăn quả có múi, sản lượng khoảng 2.000 tấn quả các loại/năm, chủ yếu là bưởi da xanh, bưởi hồng, cam đường canh, quýt ngọt... Nông dân đang tập trung thâm canh, áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Tập trung phòng, chống dịch cúm gia cầm

    Tập trung phòng, chống dịch cúm gia cầm

    Xã hội -
    Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ổ dịch cúm gia cầm, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch cao do vi rút đang lưu hành. Các ngành chức năng, địa phương và các hộ nuôi tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, bảo vệ thành quả sản xuất và sức khỏe cộng đồng.
  • 'Tiếp nhận hồ sơ trợ cấp hưu trí cho người cao tuổi

    Tiếp nhận hồ sơ trợ cấp hưu trí cho người cao tuổi

    Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội dành cho người cao tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Theo đó, người từ đủ 75 tuổi trở lên hoặc người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, sẽ được xem xét hỗ trợ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.
  • 'Đưa vùng cao gần hơn với đô thị

    Đưa vùng cao gần hơn với đô thị

    Xã hội -
    Suối Tọ là xã vùng cao, có 11 bản, dân số trên 6.300 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Những năm gần đây, việc chuyển đổi số được cấp ủy, chính quyền xã chú trọng triển khai, mang lại nhiều tiện ích phục vụ đời sống nhân dân.
  • 'Tuổi trẻ Sơn La tri ân người có công

    Tuổi trẻ Sơn La tri ân người có công

    Xã hội -
    Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, những ngày này, tuổi trẻ Sơn La tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thiết thực, bày tỏ lòng tri ân, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.
  • 'Mang lại mùa hè an toàn, ý nghĩa và bổ ích cho học sinh

    Mang lại mùa hè an toàn, ý nghĩa và bổ ích cho học sinh

    Xã hội -
    Kỳ nghỉ hè luôn là khoảng thời gian được mong đợi nhất của học sinh sau một năm học tập căng thẳng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, giáo dục và đảm bảo an toàn cho các em. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội triển khai nhiều hoạt động mang lại mùa hè an toàn, ý nghĩa và bổ ích cho học sinh.
  • 'Giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân

    Giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực 3 - Mai Sơn phụ trách 26 xã, phường thuộc các huyện Mai Sơn, Phù Yên, Bắc Yên và Thành phố Sơn La cũ. Với mục tiêu không để gián đoạn công việc, bỏ trống địa bàn, đơn vị đã chỉ đạo Ban CHQS các xã, phường nhanh chóng ổn định bộ máy, tổ chức lực lượng dân quân hoạt động nền nếp, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân trong tình hình mới.