Ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số quốc gia Đông Á-Thái Bình Dương. Triển vọng tăng trưởng cao hay thấp sẽ phụ thuộc một phần vào triển vọng tăng trưởng chung, nhưng quan trọng không kém là cách các quốc gia ứng phó với những bất ổn trên toàn cầu.

Giọng nữ
Người dân mua sắm tại hệ thống siêu thị Coopmart. (Ảnh KHÁNH AN)
Người dân mua sắm tại hệ thống siêu thị Coopmart. (Ảnh KHÁNH AN)

Trong báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương năm 2025 được công bố cuối tháng 4/2025, WB điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 xuống mức 4% so với mức dự báo tăng trưởng 5% đưa ra hồi tháng 3/2025. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn cao hơn so với nhiều nước ở Đông Á-Thái Bình Dương nhưng cũng giảm xuống mức 5,8% so với mức tăng trưởng 6,8% được công bố trước đó.

Củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống

Trước những diễn biến mới, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, nhất là chiến tranh thương mại xảy ra diện rộng, Việt Nam vẫn kiên định mục tiêu đạt mức tăng trưởng từ 8% trong năm 2025 để tạo tiền đề tăng trưởng ở mức hai con số trong giai đoạn 2026-2030.

Tại Công điện số 47/CĐ-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh quan điểm nhất quán là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục làm mới, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng truyền thống; phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Đây là nhiệm vụ rất thách thức vì từ trước đến nay, mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch vốn đầu tư công chưa năm nào đạt được, trong khi tổng vốn đầu tư công năm nay lên đến 875 nghìn tỷ đồng, cao hơn so với những năm trước. Ngoài ra, quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy hiện nay sẽ có những tác động nhất định đến công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế quốc dân nhận định, trong ngắn hạn, động lực tăng trưởng từ xuất khẩu có thể bị suy giảm do chính sách thuế quan của Mỹ. Động lực tiêu dùng khó có thể bứt phá do thu nhập của người dân không tăng cao, làm ảnh hưởng đến sức mua. Trong bối cảnh đó, đầu tư công sẽ là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, và việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công phụ thuộc rất nhiều vào năng lực triển khai của các bộ, ngành, địa phương.

Khi các rủi ro về pháp lý được gỡ bỏ, dự án đầu tư công được khơi thông, sẽ đem lại động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao, cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công và không lạm dụng chính sách tiền tệ để kích thích tổng cầu. Có như vậy mới hạn chế rủi ro cho nền kinh tế khi lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông.

Tháo bỏ điểm nghẽn thể chế

Trong báo cáo đánh giá kinh tế thường niên năm 2024 được công bố mới đây, nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế quốc dân nhận định, để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2045 trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng về công nghệ, kinh tế và chính trị, Việt Nam cần giải quyết đồng thời nhiều vấn đề để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài. Trong đó, tăng trưởng cao phải gắn với duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

“Trong ngắn hạn, Chính phủ buộc phải gia tăng nhanh tổng cầu để đạt mục tiêu tăng trưởng. Tuy nhiên, việc thúc đẩy tổng cầu trong năm 2025 cần chủ yếu dựa vào chính sách tài khóa thay vì chính sách tiền tệ để bảo đảm ổn định vĩ mô vào tài chính”, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Đại học Kinh tế quốc dân nhận định.
 

Bên cạnh các động lực tăng trưởng truyền thống, Đại học Kinh tế quốc dân kiến nghị cần có chính sách phát triển các động lực tăng trưởng mới, gồm động lực từ khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế số, chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn… Trong đó, kinh tế tư nhân phải được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế, cùng với đó là loạt chính sách nhanh chóng cắt giảm các rào cản đối với hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia nhập thị trường và mở rộng quy mô sản xuất. Tập trung giải quyết dứt điểm các điểm nghẽn đang cản trở hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến thể chế kinh tế, môi trường đầu tư, tạo thể chế kinh doanh bình đẳng, tôn trọng quyền tài sản của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thế Anh, với những khó khăn được tích tụ nhiều năm sau đại dịch Covid-19, khu vực kinh tế tư nhân chưa thể bứt phá ngay trong năm 2025 nhưng đây là thời điểm cần tập trung các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển đối với khu vực kinh tế quan trọng này. Hơn bao giờ hết, doanh nghiệp cần một môi trường thể chế, môi trường kinh doanh ổn định lâu dài, duy trì qua các nhiệm kỳ để có thể yên tâm ra quyết định đầu tư dài hạn. Nếu chính sách thay đổi thường xuyên, liên tục sẽ không thu hút được đầu tư tư nhân.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, cải cách thể chế được xác định là “chìa khóa” để phá bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Tiến sĩ Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng Nghiên cứu chính sách và chiến lược nhận định, nếu coi thể chế là điểm nghẽn của quá trình tăng trưởng kinh tế thì khâu tổ chức thực thi chính là nút thắt của điểm nghẽn này.

Vị chuyên gia kỳ vọng, với tinh thần đổi mới trong công tác lập pháp, Quốc hội sẽ sớm tập trung sửa đổi hệ thống pháp luật về kinh tế có tác động đến tăng trưởng cả ở phía cung và cầu để thật sự tháo gỡ được khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Với những yêu cầu cấp bách đang đặt ra, Quốc hội có thể xem xét nhập một số luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh như trước đây từng ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trên cơ sở nhập một số luật liên quan. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tập trung toàn lực cho công tác xây dựng văn bản, không để xảy ra tình trạng ban hành văn bản hướng dẫn quá chậm khiến luật không đi vào cuộc sống.

Đối với nhiệm vụ cải cách môi trường kinh doanh, Tiến sĩ Đặng Đức Anh đề xuất Chính phủ cần có giải pháp mạnh mẽ hơn, thành lập Ban chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban để có cơ chế thực thi thật sự mạnh và hiệu quả, không để các bộ tự thực hiện như cách làm từ trước đến nay.

Thúc đẩy tăng trưởng đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam trong bối cảnh gia tăng bất ổn trên toàn cầu. Mặc dù tăng trưởng kinh tế thế giới đã chịu tác động tiêu cực thời gian qua, nhưng Việt Nam vẫn kiên định mục tiêu, chủ động các giải pháp nhằm phục hồi và tăng tốc phát triển kinh tế, nhất là sau đại dịch Covid-19.

Theo NDĐT
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nơi gửi gắm niềm tin của phụ huynh

    Nơi gửi gắm niềm tin của phụ huynh

    Huyện Thuận Châu -
    Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, cùng cơ sở vật chất đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học, Trường Mầm non Sơn Ca, thị trấn Thuận Châu, huyện Thuận Châu không chỉ là nơi ươm mầm những bước đi đầu đời cho trẻ mà còn là nơi gửi gắm của các bậc phụ huynh.
  • 'Ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

    Ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

    Kinh tế -
    Ngân hàng Thế giới (WB) vừa điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số quốc gia Đông Á-Thái Bình Dương. Triển vọng tăng trưởng cao hay thấp sẽ phụ thuộc một phần vào triển vọng tăng trưởng chung, nhưng quan trọng không kém là cách các quốc gia ứng phó với những bất ổn trên toàn cầu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 4/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 4/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, tỉnh chịu ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 26-29 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía Tây tiếp tục mở rộng và phát triển về phía Đông. Thời tiết: Mây thay đổi, có mưa rào và dông rải rác (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và đêm). Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, có nơi nắng nóng.
  • 'Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ cách mạng tại Côn Đảo

    Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ cách mạng tại Côn Đảo

    Thời sự - Chính trị -
    Nhân Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước và Kỷ niệm 50 năm Giải phóng Côn Đảo, sáng 3/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ viếng, tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc tại nghĩa trang Hàng Dương và nghĩa trang Hàng Keo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
  • 'Xanh hóa, số hóa ngành logistics

    Xanh hóa, số hóa ngành logistics

    Kinh tế -
    Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và chuỗi cung ứng toàn cầu biến động không ngừng, Việt Nam cần xây dựng hệ sinh thái logistics hiện đại, gắn kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, hai trụ cột chiến lược là logistics số và logistics xanh sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
  • 'Sốp Cộp xây dựng chính quyền liêm chính vì nhân dân phục vụ

    Sốp Cộp xây dựng chính quyền liêm chính vì nhân dân phục vụ

    Cải cách hành chính -
    Là huyện biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh, Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản, trong đó 4 xã và 23 bản giáp biên giới dài gần 125 km với Lào. Đảng bộ, chính quyền huyện xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh khu vực biên giới.