Khởi sắc nông nghiệp Sơn La

Năm 2023 khép lại, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và giá nông sản bấp bênh, tuy nhiên, nhờ chủ động triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiếp tục khẳng định là trụ đỡ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. 

Các đại biểu tham quan gian trưng bày các sản phẩm nông nghiệp của huyện Yên Châu.

Nét nổi bật trong khởi sắc của nông nghiệp Sơn La năm qua, đó là tổng sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 8.832 tỷ đồng, tăng 5,48% so với năm 2022; giá trị xuất khẩu nông sản đạt 177,6 triệu USD, tăng 8,8% so với năm 2022. Toàn tỉnh có trên 84.000 ha cây ăn quả và cây sơn tra, sản lượng đạt gần 456.600 tấn, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm trước. Có 5 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có 2.714 ha cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương, sản lượng 43.570 tấn/năm; có 8.200 ha sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ; duy trì 280 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; cấp 294 mã số vùng trồng với diện tích trên 3.150 ha; 28 sản phẩm được cấp bảo hộ nhãn hiệu mang địa danh của tỉnh... Toàn tỉnh có 65 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; có 151 sản phẩm OCOP; 97,5% tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh...

Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Có được kết quả trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp, góp phần thay đổi phương thức sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đồng thời, nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường, trở thành động lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tại huyện Yên Châu, năm 2023, huyện đã tiếp tục chỉ đạo phát triển sản xuất theo quy mô liền vùng, gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Ông Lê Huy Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện, thông tin: Đến nay, toàn huyện có trên 11.500 ha cây ăn quả các loại... Sản lượng quả các loại ước đạt 93.480 tấn, giá trị sản phẩm trái cây đã tiêu thụ năm 2023 đạt 832,3 tỷ đồng. Huyện tổ chức quản lý, hướng dẫn sản xuất đối với 773,6 ha cây ăn quả đã được cấp chứng nhận VietGAP; quản lý, giám sát 67 mã số vùng trồng cho 1.140,8 ha diện tích cây ăn quả các loại và 1 cơ sở đóng gói trên địa bàn huyện.

Ca sản xuất tại Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La.

Bên cạnh đó, các địa phương còn tập trung quy hoạch lại các vùng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và sản xuất hữu cơ gắn với các chuỗi liên kết sản xuất bền vững. Bà Cầm Thị Khay, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn, thông tin: Năm 2023, giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác của huyện đạt 87,6 triệu đồng, tăng 3,6% so với năm 2022. Trong năm, đã có 3 nhà máy chế biến nông sản khánh thành và đi vào hoạt động, tạo bước đột phá về chế biến xuất khẩu, giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng hàng nông sản, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân trên địa bàn huyện.

Lĩnh vực chăn nuôi, dần chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống sang phát triển theo quy mô trang trại, mô hình công nghiệp và bán công nghiệp; phát triển gia súc, gia cầm chất lượng cao. Người nông dân bước đầu nắm bắt những tín hiệu của thị trường, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tự nguyện liên kết thành HTX, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp... mở rộng cơ hội phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, an toàn, chất lượng, đủ sức cạnh tranh, xuất khẩu sản phẩm. Toàn tỉnh hiện có hơn 1,1 triệu con gia súc, gần 8 triệu con gia cầm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 84.800 tấn, tăng 3% so với năm 2022...

Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát triển nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản kết nối chặt chẽ theo chuỗi giá trị gia tăng sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ; liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Phấn đấu đến hết năm 2024, cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản theo giá hiện hành chiếm 25% tổng sản phẩm; có 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 99% dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ che phủ rừng ổn định đạt 48%... Xây dựng Sơn La vươn lên trở thành trung tâm sản xuất, chế biến rau, quả lớn nhất vùng Tây Bắc.

Bài, ảnh: Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.