Hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững

Là 1 trong 2 huyện nghèo của tỉnh, đến hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Thuận Châu còn 18,1%, hộ cận nghèo còn 9,7%. Cùng với chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tự lực vươn lên, huyện Thuận Châu đã triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất theo các chương trình mục tiêu quốc gia, giúp nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Giọng nữ
Lãnh đạo xã Phổng Ly, huyện Thuận Châu trao bò giống cho hộ nghèo.

Triển khai chính sách

Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất tập trung chủ yếu từ nguồn vốn của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (chương trình 1719). UBND huyện đã ban hành các kế hoạch, thông báo đến các xã và người dân thuộc đối tượng được hưởng lợi đăng ký nhu cầu hỗ trợ, từ đó, phân bổ vốn cho các cơ quan, đơn vị thực hiện các dự án, tiểu dự án về hỗ trợ sản xuất. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Năm 2024, qua rà soát nhu cầu của người dân tại các xã, bản, toàn huyện có 38 dự án hỗ trợ nuôi bò sinh sản, với tổng số bò dự kiến hỗ trợ là 3.800 con. Trong đó, Chương trình 1719 có 24 dự án của 13 xã gồm: Phổng Lăng, Tông Lạnh, Muổi Nọi, Chiềng Ngàm, Chiềng Bôm, Mường Bám, Long Hẹ, Pá Lông, Tông Cọ, Mường Khiêng, É Tòng, Bản Lầm, Chiềng Ly, số bò dự kiến hỗ trợ là hơn 2.000 con. Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững có 14 dự án của 14 xã, gồm: Chiềng La, Chiềng Ngàm, Bon Phặng, Phổng Lăng, Muổi Nọi, Púng Tra, Nong Lay, Chiềng Bôm, Mường Bám, Mường Khiêng, Co Tòng, Co Mạ, Bản Lầm, Pá Lông, số bò dự kiến hỗ trợ là hơn 1.800 con. Số bò được hỗ trợ cho các xã tùy thuộc vào số lượng đối tượng thụ hưởng từ các chương trình.

Ông Lò Văn Thỏa, Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện, cho biết: 100% các dự án của cộng đồng đều đề xuất hỗ trợ con giống để nuôi bò sinh sản. Trước thực tế đó, huyện đã thành lập các đoàn công tác về gặp gỡ, trao đổi và vận động một số cộng đồng chuyển mô hình chăn nuôi hoặc sang cây trồng khác. Tuy nhiên, các cộng đồng đều mong muốn thực hiện mô hình nuôi bò bởi phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và một số gia đình đã có chuồng trại chăn nuôi. Một số hộ khác cũng đã chuyển đổi sang nuôi cá giống hoặc đề nghị hỗ trợ phân bón để chăm sóc cây trồng.

Sau khi phê duyệt dự án và hoàn thiện các thủ tục, huyện đã hỗ trợ gần 1.800 con bò giống cho các cộng đồng, với tổng kinh phí hơn 40 tỷ đồng. Cụ thể, Chương trình 1719 đã có 6/24 dự án của 8 xã được triển khai thực hiện, với 874 con bò giống hỗ trợ cho bà con. Gồm: Xã Tông Lạnh được hỗ trợ 167 con, Chiềng Ngàm 193 con, Chiềng Bôm 178 con... Đối với chương trình giảm nghèo bền vững, có 9/14 dự án của 9 xã đã được triển khai thực hiện, với 921 con bò hỗ trợ. Gồm: Phổng Lăng được hỗ trợ 125 con, Muổi Nọi 184 con, Púng Tra 112 con, Nong Lay 193 con, Chiềng La 7 con, Chiềng Bôm 153 con...

Ông Cà Văn Tương, Bí thư chi bộ, Trưởng bản Song, xã Chiềng La, cho biết: Bản có 93 hộ, với 2 dân tộc Thái và La Ha cùng sinh sống. Tháng 2 vừa qua, 50 hộ dân tộc La Ha đã được Nhà nước hỗ trợ 50 con bò giống, bà con rất phấn khởi, tích cực chăm sóc vật nuôi phát triển tốt để cải thiện cuộc sống.

Giúp bà con chăn nuôi hiệu quả, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho nhân dân. Ông Trần Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thuận Châu, cho biết: Trung tâm đã phối hợp với các xã hướng dẫn nhân dân xây dựng chuồng trại kiên cố, nuôi nhốt gia súc; kỹ thuật ủ chua thức ăn và bổ sung nguồn thức ăn xanh và thực hiện tiêm phòng vắc xin định kỳ cho đàn vật nuôi. Hiện nay, số bò đã bàn giao cho bà con đang sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đã phát triển thêm 38 con bê.

Những khó khăn cần tháo gỡ

Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai hỗ trợ sản xuất theo các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn khó khăn, như: Chương trình 1719 vẫn còn 18/24 dự án và Chương trình giảm nghèo bền vững còn 5/14 dự án chưa triển khai thực hiện, tương ứng với số lượng bò còn thiếu để hỗ trợ người dân là hơn 2.000 con.

Nhân dân bản Cại Kéo, xã Mường É, huyện Thuận Châu phát triển nuôi gia súc nhốt chuồng. 

Nguyên nhân chủ yếu là do một số dự án sau khi thực hiện đăng thầu trên cổng hệ thống đấu thầu quốc gia chưa có đơn vị tham gia dự thầu; bò giống hỗ trợ cho bà con là giống bò nội địa, việc tìm kiếm đơn vị có thể đáp ứng tiêu chí truy xuất nguồn gốc con giống gặp khó khăn; cùng một thời điểm, số lượng hỗ trợ bò giống theo các dự án lớn nên việc tìm kiếm đơn vị cung ứng giống khó khăn...

Ông Hà Trung Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, cho biết: Khắc phục những khó khăn đó, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu. Chỉ đạo các xã khẩn trương rà soát lại đối tượng, nguồn vốn, xây dựng dự án, trình UBND huyện thẩm định phê duyệt, tránh sự trùng lặp đối tượng, quá nguồn kinh phí hỗ trợ.

Đối với các dự án chưa thực hiện trong năm 2024, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân lựa chọn những mô hình sản xuất khác phù hợp với điều kiện thực tế địa phương để thực hiện. Đảm bảo vừa giúp nhân dân sản xuất hiệu quả, vừa thuận lợi trong việc tìm kiếm, lựa chọn các nhà thầu. Dự kiến trong năm 2025, triển khai các dự án hỗ trợ nuôi lợn sinh sản, gà, cá trắm cỏ; thâm canh cây cà phê và cây chè theo hướng hữu cơ...

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo các dự án đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả; kịp thời giải quyết, xử lý, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện để nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc thực sự phát huy hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Kinh tế -
    Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Sơn La đã thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, phát triển các nguồn năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
  • 'Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Khoa Giáo -
    Giáo dục kỹ năng sống, giúp học sinh trang bị kiến thức về cuộc sống, rèn luyện cách ứng xử, biết yêu thương, chia sẻ và thích nghi với những tình huống bất ngờ. Đó là cách làm của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, giúp học sinh hình thành nhân cách và lối sống tích cực.
  • '“Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    “Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    Khoa Giáo -
    Việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện, giúp nhân dân được tiếp cận thông tin, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • 'Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Quyết tâm đẩy lùi ma túy, xã Chiềng San, huyện Mường La, đã triển khai các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế để chuyển hóa, xây dựng các cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn “không có ma túy”, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa ma túy trong cộng đồng.
  • 'Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    Giữ vững an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh

    An ninh trật tự -
    Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an tỉnh phát huy vai trò đơn vị nòng cốt tham mưu Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh thực hiện hiệu quả việc quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh.