Đồng hành cùng người chăn nuôi theo hướng bền vững, hiệu quả

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Nha Thú y được thành lập thuộc Bộ Canh Nông. Sắc lệnh 125-SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 11/7/1950 về phòng chống dịch bệnh gia súc là một trong những văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực thú y.

Giọng nữ
Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024.

Từ nền tảng đó, ngành Thú y Việt Nam từng bước được củng cố và phát triển, luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong từng giai đoạn lịch sử, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngày 11/7 đã được Thủ tướng Chính phủ chọn là “Ngày truyền thống của ngành Thú y” theo Quyết định số 664/QĐ-TTg năm 2005.

Thành lập từ năm 1990, tiền thân là Chi cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La đã trải qua 34 năm xây dựng và phát triển, gắn bó mật thiết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn Sơn La. Mặc dù trải qua nhiều lần thay đổi về tổ chức, nhưng nhiệm vụ chính của Chi cục luôn hướng tới việc phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi, đảm bảo ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển ổn định.

Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, nhấn mạnh: Hằng năm, Chi cục đã phối hợp với các huyện, thành phố chỉ đạo các trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các xã tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và phòng, chống dịch bệnh cho các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi. Thực hiện tốt các biện pháp cấp bách khoanh vùng, điều tra dịch tễ, kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật, hạn chế lây lan dịch bệnh. Tham mưu, hướng dẫn các huyện, thành phố chủ động triển khai tiêm phòng cho vật nuôi. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm như tụ huyết trùng, dịch tả lợn cổ điển, cúm gia cầm, lở mồm long móng,... đã được kiểm soát hiệu quả.

Giai đoạn 2011-2024, Chi cục đã phối hợp với các địa phương triển khai chương trình tiêm phòng quy mô lớn, với hơn 22,5 triệu liều vắc xin được tiêm cho gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Huy động xã hội hóa tiêm phòng 275.000 liều vắc xin viêm da nổi cục cho trâu, bò; cấp phát hàng trăm nghìn lít hóa chất để phun tiêu độc khử trùng, đảm bảo môi trường chăn nuôi an toàn. Nhờ đó, đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, với tổng đàn đạt 505.800 con trâu, bò; 6.500 con ngựa; 171.000 con dê; 686.240 con lợn và gần 8 triệu con gia cầm.

Chi cục tích cực phối hợp với các địa phương xây dựng quy trình giám sát, thẩm định, kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành. Đến nay, toàn tỉnh đã có 26 cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận an toàn với các bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn cổ điển, cúm gia cầm H5N1 và bệnh Niu-cát-xơn.

Ông Nguyễn Văn Bắc, Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi Lộc Phát BLLT, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, chia sẻ: Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ ngành chăn nuôi, thú y tỉnh trong việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Công ty đã áp dụng quy trình nuôi lợn khép kín, có kế hoạch phòng, chống dịch bệnh theo từng giai đoạn phát triển, có cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất rủi ro, thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Bên cạnh đó, tỉnh Sơn La đã chủ động thiết lập hệ thống kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, với 1 Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông tại huyện Vân Hồ và 2 chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại huyện Phù Yên. Trong giai đoạn 2018-2023, gần 5 triệu con gia súc, gia cầm đã được kiểm tra, giám sát khi xuất, nhập, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Hợp tác quốc tế về chăn nuôi được coi trọng, đã có hàng chục nghìn hộ chăn nuôi được hưởng lợi, có cơ hội tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học công nghệ về giống, di truyền, sức khỏe vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, từ các dự án: “Can thiệp dựa vào chăn nuôi hướng tới sinh kế bình đẳng và cải thiện môi trường ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam”; “Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới (SAPLING)...

Anh Hà Văn Kim, bản Khoa, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, chia sẻ: Tham gia Dự án “Can thiệp dựa vào chăn nuôi hướng tới sinh kế bình đẳng và cải thiện môi trường ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam”, chúng tôi được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, trồng cỏ và thụ tinh nhân tạo... Qua đó thay đổi tập quán chăn thả sang nuôi nhốt, tự hoạch định sản xuất, thương mại hóa sản phẩm chăn nuôi, từng bước chuyển đổi sản xuất hàng hóa tập trung.

Trong 34 năm đồng hành cùng người chăn nuôi, ngành Chăn nuôi, Thú y Sơn La đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đàn vật nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Chi cục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, xây dựng các mô hình sản xuất tiên tiến, liên kết theo chuỗi giá trị; tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi; chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, hỗ trợ người chăn nuôi tiếp cận kiến thức và kỹ thuật mới, hướng tới mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững, hiện đại và hiệu quả.

Bài, ảnh: Phan Trang
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).