Đổi thay ở xã biên giới Chiềng Tương

Là một trong bốn xã biên giới khó khăn của huyện Yên Châu, Chiềng Tương là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông. Những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư từ nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền xã và sự nỗ lực của nhân dân, đời sống và bộ mặt nông thôn nơi đây đang đổi thay từng ngày.

Giọng nữ
Cán bộ xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc mận hậu cho nhân dân bản Pa Kha 2. 

Xã đã tập trung triển khai hiệu quả, đồng bộ các chương trình đầu tư của Nhà nước, như: Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa; tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững; các chương trình hỗ trợ cây, con giống… Các tổ chức - chính trị xã hội xã đã nhận ủy thác vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, hiện dư nợ hơn 22,7 tỷ đồng cho 343 hộ vay. Tăng cường hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ để nâng cao thu nhập…

Tháng 4/2024 tuyến đường từ Trung tâm xã đi bản Đin Chí được nâng cấp và đưa vào sử dụng.

Ông Lê Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Chiềng Tương, cho biết: Từ năm 2023 đến nay, xã được triển khai các dự án duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp nhiều công trình phục vụ sinh hoạt, sản xuất; hỗ trợ vật tư để thực hiện chuỗi giá trị. Điển hình như nâng cấp đường từ trung tâm xã Chiềng Tương đến bản Đin Chí, Pom Khốc; xây dựng công trình nước sinh hoạt tại bản Đin Chí và Pa Kha 1; hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc và 71 tấn phân bón cho 38 hộ nghèo, cận nghèo tham gia chuỗi giá trị sản xuất mận. Các công trình được đầu tư góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối sản xuất với thị trường và tạo sự lưu thông hàng hóa giữa các vùng.

Trong phát triển kinh tế, xã đã hướng dẫn người dân đưa các loại cây, con giống có năng suất cao vào sản xuất. Nhân dân trong xã duy trì thâm canh 1.450 ha ngô lai, sản lượng đạt 8.700 tấn/năm; 410 ha cây ăn quả, sản lượng đạt 3.520 tấn quả các loại/năm; 180 ha lúa nương, 23 ha lúa ruộng 1 vụ. Xã có trên 1.600 con trâu, bò, ngựa; hơn 5.200 con lợn, 400 con dê và trên 10.800 con gia cầm. Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 20,9%, giảm 20,6% so với năm 2023. Đặc biệt, nhiều hộ dân trong xã đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo.

Mô hình trồng rau của nhân dân bản Pa Kha 1, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu.

Là một trong ba hộ nghèo của bản Pa Kha 2 viết đơn xin thoát nghèo năm nay, gia đình anh Lìa Lao Sứ có 1 ha mận hậu, hơn 1 ha ngô, nuôi hơn 10 con lợn giống địa phương, 100 con gà. Năm 2023, gia đình anh tham gia chuỗi giá trị sản xuất mận hậu nên thường xuyên được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc và hỗ trợ phân bón. Năm nay, gia đình anh thu hoạch hơn 10 tấn quả mận, bán với giá trung bình 10 nghìn đồng/kg; 6 tấn ngô để phục vụ chăn nuôi; bán gần 10 con lợn. Trừ chi phí gia đình anh thu nhập trên 150 triệu đồng/năm. Anh Sứ tâm sự: Vợ chồng tôi còn trẻ, có sức khỏe nên đã bàn với nhau viết đơn xin thoát nghèo. Hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn, tiết kiệm tiền để nuôi 2 con ăn học chu đáo.

Còn gia đình anh Giàng Lao Của, bản Pa Kha 1 có 3.000 m2 đất trồng rau. Năm 2023, anh Của thuê thêm 4.000 m2 để canh tác. Trung bình mỗi năm gia đình trồng 3 vụ rau các loại, gồm: Su su, bí xanh, bắp cải, sản lượng đạt 80 tấn rau các loại, bán cho các thương lái. Các phụ phẩm được gia đình anh tận dụng để chăn nuôi lợn, gà. Từ trồng rau, chăn nuôi, mang lại thu nhập cho gia đình gần 200 triệu đồng/năm. Tháng 11/2024, gia đình anh đã vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Yên Châu để xây dựng chuồng trại, mở rộng chăn nuôi giống lợn đặc sản địa phương.

Không chỉ đẩy mạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, xã hội của xã Chiềng Tương cũng có nhiều khởi sắc. Hiện nay, xã có 3 trường học từ bậc mầm non đến trung học cơ sở, với 60 nhóm, lớp, 1.390 học sinh. Các trường học tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%... Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhất là trẻ có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách được quan tâm.

Cán bộ xã Chiềng Tương và Ban quản lý bản Đin Chí tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân. 

Cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; vận động bà con tham gia tố giác, phát giác tội phạm, người có hành vi vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư. Phối hợp với Bộ đội Biên phòng tổ chức tuần tra đường biên, cột mốc giới thuộc địa phận xã. Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn luôn đảm bảo, người dân yên tâm phát triển kinh tế.

Hiện nay, xã đạt 9/19 tiêu chí, 27/57 chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, 100% đường xã được cứng hóa, gần 50% số đường trục bản, liên bản được bê tông hóa; 99,7% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 78,8% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt từ hệ thống cấp nước tập trung...

Đoàn thiện nguyện Học viện Kỹ thuật Mật mã, trao quà cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn bản Pôm Khốc, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu.

Đi trên các tuyến đường bê tông nội bản, ngắm những cánh rừng trải dài màu xanh, những ngôi nhà xây kiên cố… Chúng tôi tin cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền cùng đồng bào các dân tộc nơi đây sẽ từng bước vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp sức xây dựng vùng biên cương giàu đẹp, văn minh.

Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư

    Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu dân cư, khu đô thị ở tỉnh ta những năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, góp phần tăng nguồn cung bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 'Dạy thực chất, học thực chất

    Dạy thực chất, học thực chất

    Khoa Giáo -
    Tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, đưa việc “Dạy thực chất, học thực chất” ngày càng đi vào chiều sâu, đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện Mai Sơn.
  • 'Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Với phương châm “Hướng về cơ sở, vì người lao động”, các cấp công đoàn của huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa các phong trào thi đua phù hợp với cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động.
  • 'Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững ở Mường Sang

    Kinh tế -
    Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu đã vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ dân thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Huyện đoàn Mường La có 27 cơ sở đoàn, với gần 11.500 đoàn viên. Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ của huyện đã phát huy sức trẻ, lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, triển khai nhiều công trình, phần việc thiết thực vì cuộc sống cộng đồng.
  • 'Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Quỳnh Nhai nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

    Xây dựng Đảng -
    Nghiêm túc quán triệt các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ huyện Quỳnh Nhai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
  • 'Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Hạn chế thấp nhất tình trạng cháy, nổ, huyện Sông Mã đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • 'Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

    Xã hội -
    Huyện Phù Yên có gần 62.190 ha rừng, với độ che phủ rừng đạt trên 49,6%. Đang là kỳ cao điểm mùa khô hanh, huyện đã chủ động triển khai nhiều biện pháp bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng.