Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân

Hiện nay, huyện Phù Yên có hơn 4.000 công nhân làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp. Việc đảm bảo an toàn lao động cho công nhân luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm; các đơn vị sử dụng lao động chủ động xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả. Nhờ vậy, 3 năm qua, huyện Phù Yên không ghi nhận trường hợp tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra.

Giọng nữ
Công nhân dây chuyền may đế giày Xí nghiệp Giày Phù Yên - Công ty cổ phần Giày Ngọc Hà thực hiện quy định đeo khẩu trang trong ca làm việc.

Trên địa bàn huyện Phù Yên, có khoảng 40 doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương. Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp sử dụng lao động yêu cầu công nhân tuân thủ nghiêm các quy định về ATLĐ; đưa ra quy định bắt buộc sử dụng vật dụng bảo hộ lao động trước khi bước vào ca làm việc, như: Khẩu trang, găng tay, mũ bảo hiểm… Có quy chế xử phạt với công nhân không chấp hành nghiêm các quy định về ATLĐ. Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng lao động đều tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho công nhân.

Bà Hoàng Thị Hồng, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Phù Yên, cho biết: Hằng năm, Phòng tham mưu UBND huyện tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát việc thực hiện ATLĐ tại các doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện tuyên truyền từ 2-3 đợt/năm cho công nhân, người lao động nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân. Phối hợp với Công an huyện tổ chức tập huấn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở sản xuất. 

Công nhân Phân xưởng mặt tẩy, Xí nghiệp giày Phù Yên tuân thủ quy định đeo khẩu trang và đeo găng tay tyrong ca làm việc.

Xí nghiệp giày Phù Yên - Công ty cổ phần Giày Ngọc Hà có số lao động lớn với gần 2.700 công nhân, làm việc tại 3 nhà máy trên địa bàn huyện Phù Yên. Lượng sản phẩm lớn, nguyên liệu và nhiều loại hóa chất phục vụ sản xuất đa số là vật liệu dễ cháy. Xí nghiệp đã niêm yết các quy định về ANLĐ tại các phân xưởng sản xuất; quan tâm trang bị, cấp phát bảo hộ lao động cho công nhân, người lao động.

Ông Bùi Mạnh Dũng, Giám đốc Xí nghiệp Giày Phù Yên, cho hay: Đơn vị quán triệt công nhân chú ý thực hiện nghiêm các quy định ATLĐ. Đối với các phân xưởng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chỉ đạo quản đốc kiểm tra, nhắc nhở công nhân thực hiện đúng quy định sử dụng găng tay, khẩu trang trong quá trình sản xuất. Hằng năm, đơn vị còn phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, kịp thời phát hiện, hỗ trợ công nhân điều trị các bệnh nghề nghiệp có thể gặp phải trong quá trình lao động.

Chị Cầm Thị Oanh, Phân xưởng mặt tẩy, Xí nghiệp Giày Phù Yên, chia sẻ: Công nhân trong Phân xưởng luôn thực hiện nghiêm việc sử dụng găng tay, đeo khẩu trang trong ca làm việc. Cá nhân tôi còn thường xuyên thay găng tay trong quá trình sản xuất, hạn chế việc sử dụng quá lâu, dẫn đến độ bảo hộ không bảo đảm, gây mất an toàn cho chính bản thân.

 Ca sản xuất ở Nhà máy may Phù Yên.

Còn Nhà máy may Phù Yên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ may mặc, nguyên vật liệu chủ yếu là vải và nhiều vật liệu dễ cháy. Bởi vậy, các bước trong quy trình sản xuất đều được hơn 500 công nhân làm việc tại nhà máy tuân thủ. Nhờ đó, trong nhiều năm qua, nhà máy không có trường hợp nào gặp sự cố đáng tiếc trong lao động. Hiện nay, nhà máy có một phân xưởng may chính 5.000m², kho hoàn thiện sản phẩm 1.000m² thực hiện gia công hàng may mặc xuất khẩu và trang phục của các ngành y tế, dân quân tự vệ, công an xã... tạo việc làm ổn định cho công nhân với mức lương từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Giám đốc Nhà máy may Phù Yên, cho hay: Trong thời gian tới, đơn vị có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy, việc nâng cao ý thức bảo đảm ATLĐ cho công nhân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Nhà máy. Ngoài ra, Nhà máy sẽ thường xuyên tổ chức vệ sinh các phân xưởng, đảm bảo vệ sinh và môi trường lao động trong lành cho công nhân.

Việc đảm bảo ATLĐ cho người lao động là nghĩa vụ và trách nhiệm của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. Đồng thời, là điều kiện quan trọng giúp các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần trong phát triển kinh tế tại địa phương.

 

Bài, ảnh: Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

    Kinh tế -
    Xuân Nha là xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Xuân Nha và Tân Xuân, có diện tích tự nhiên 263,37 km², dân số 10.110 người. Phát huy lợi thế, UBND xã chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
  • 'HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    HTX kết nối tiêu thụ nông sản địa phương

    Kinh tế -
    Với mong muốn thay đổi tư duy làm nông nghiệp và tìm hướng đi bền vững cho nông sản, HTX Nông nghiệp Mạnh Khôi, xã Mường Bú, tích cực đổi mới hoạt động, đã chủ động liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản địa phương.
  • 'Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Hạt nhân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

    Kinh tế -
    Sơn La là tỉnh được tham gia Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) triển khai thực hiện từ năm 2022. Sau gần 3 năm, đề án đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.
  • 'Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Xã hội -
    Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tại tỉnh Sơn La xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với nhiều trận mưa lớn kèm theo gió lốc, mưa đá, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. Chủ động ứng phó, các cấp, các ngành toàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân.
  • 'Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Bảo vệ quyền, lợi ích cho người cao tuổi

    Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có hơn 118.300 hội viên người cao tuổi, chiếm 10% dân số. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người cao tuổi, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, nhất là với người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định.
  • 'Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Nâng cao đời sống tinh thần hội viên

    Văn hóa - Xã hội -
    Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động hội viên tham gia các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao, dân vũ, chăm sóc sức khỏe, xây dựng gia đình hạnh phúc..., góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thu hút hội viên tham gia phong trào hội.
  • 'Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Phong trào “Dân vận khéo” trên vùng biên giới

    Ảnh -
    Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và phương châm “3 bám, 4 cùng”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã duy trì, 26 mô hình “Dân vận khéo” thuộc các lĩnh vực về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tiêu biểu, như: “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Nâng bước em tới trường”, “Tự chủ, tự quản đường biên cột mốc”, “Thầy giáo quân hàm xanh”, “Tiếng loa biên phòng”, “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”,… Mỗi mô hình có một cách làm hay và sáng tạo, tính khả thi cao, lan tỏa trên tuyến biên giới, góp phần khơi dậy niềm tin, tình cảm đoàn kết máu thịt quân dân, xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh.