Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Đã đến lúc cần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Mức giảm trừ gia cảnh thực hiện theo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được áp dụng từ tháng 1-2009, đến nay đã trải qua 3 lần sửa đổi. Thời điểm sửa đổi gần nhất của mức giảm trừ gia cảnh cách đây 5 năm (năm 2020) cho thấy có nhiều quy định lạc hậu, gây thiệt thòi cho người nộp thuế.

Mức thu thuế bỏ xa tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người

Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng dự án Luật Thuế TNCN (thay thế) để trình Quốc hội xem xét theo lộ trình, dự kiến cho ý kiến vào tháng 10-2025 và thông qua vào tháng 5-2026. Nhiều vấn đề về thuế TNCN cần được xem xét, trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới việc thiết lập mức khởi điểm của đối tượng chịu thuế TNCN, mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với thực tiễn kinh tế-xã hội, nhằm bảo đảm đời sống cho người nộp thuế. Nhất là khi từ ngày 1-7-2024, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%); lương cho người nghỉ hưu tăng 15%, nhưng Luật Thuế TNCN vẫn chậm được sửa đổi, bổ sung.

Với đông đảo người dân, có nhiều yếu tố để thấy mức khởi điểm của đối tượng chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh này chưa phù hợp. Anh Vũ Thế (Ba Đình, Hà Nội) bày tỏ, hiện tại, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng/người, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng/người là mức chi tiêu khá thấp so với mức sinh hoạt thực tế của một người ở Hà Nội. Mức giảm trừ này đã được duy trì từ năm 2020, trong khi 5 năm qua, nhiều hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đều tăng, thậm chí có hàng hóa thiết yếu tăng nhanh hơn thu nhập.

Đã đến lúc cần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh
 Người dân mua hàng hóa tại siêu thị ở Hà Nội.

Thêm bất cập nữa là mức giảm trừ đối với người phụ thuộc đang áp dụng chung cho cả nước, bất kể sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các tỉnh, thành phố. Điều này dẫn đến bất cập khi chi phí sinh hoạt ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh cao hơn đáng kể so với các địa phương khác, nhưng người dân ở đây vẫn chỉ được hưởng mức giảm trừ giống nhau.

Đề cập tới bất cập khác của thuế TNCN, chị Vũ Thị Soan (quận Long Biên, TP Hà Nội) cho biết, Luật Thuế TNCN tại Việt Nam hiện áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần với 7 bậc thuế, mức thuế suất từ 5% đến 35%. Mục đích của chính sách này nhằm bảo đảm công bằng xã hội, người có thu nhập cao hơn sẽ đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước. Thế nhưng, thực tế cho thấy, các bậc thuế đang quá dày và biên độ giữa các bậc quá hẹp, khiến mức thuế suất và số thuế tăng cao ngay cả khi thu nhập chỉ tăng nhẹ.

Điều này dẫn đến tình trạng người có thu nhập tăng trung bình cũng nhanh chóng bị đẩy vào nhóm chịu thuế cao, tạo ra áp lực tài chính lớn và giảm động lực lao động. Thêm nữa, điều kiện để được tính là người phụ thuộc cũng đang có nhiều điều vô lý. Đơn cử như, đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng. Câu hỏi đặt ra là, với mức sinh hoạt hiện nay, ai có thể trang trải được cuộc sống gói gọn trong 1 triệu đồng?

Phân tích dựa trên dữ liệu thuế TNCN và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2020-2024, PGS, TS Phan Hữu Nghị, Phó viện trưởng Viện Ngân hàng-Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, mức thu thuế tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Cụ thể, tổng thu từ thuế TNCN giai đoạn 2020-2024 tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 198.000 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548USD/năm lên 4.622USD/năm; lạm phát trung bình hằng năm dao động từ 0,81% đến 4,16%, với mức cao nhất vào năm 2023 (4,16%) và thấp nhất vào năm 2021 (0,81%).

“Khi tính đến yếu tố lạm phát, mức tăng thực tế của thu nhập bình quân đầu người có thể thấp hơn so với con số danh nghĩa. Trong khi đó, tổng thu thuế TNCN vẫn tăng qua các năm, ngay cả trong bối cảnh lạm phát cao. Điều này có thể tạo ra áp lực tài chính đối với người nộp thuế, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình”,  PGS, TS Phan Hữu Nghị nhấn mạnh.

Hiện nay, thuế TNCN tại Việt Nam được thu theo quy định với 10 nhóm thu nhập khác nhau. Trong đó, nhóm mang lại nguồn thu lớn nhất chủ yếu đến từ tiền lương, tiền công-tức là thu nhập từ lao động. Điều này đặt ra yêu cầu cần xem xét lại mức giảm trừ gia cảnh cũng như biểu thuế lũy tiến để bảo đảm chính sách thuế công bằng hơn, phù hợp với thực tế kinh tế và mức sống của người lao động. “Quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế”, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá.

Cấp bách điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025

Dự thảo Luật Thuế TNCN (thay thế) đề xuất, có thể xem xét tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội. Về yếu tố để xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ngoài việc sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), có thể xem xét bổ sung thêm những yếu tố khác làm tiêu chí đánh giá cho mức giảm trừ gia cảnh như: Mức tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, mức thu nhập đầu người bình quân theo khu vực, chi tiêu hộ gia đình, tỷ lệ lạm phát... để đánh giá toàn diện hơn.

Để hoàn thiện quy định về thuế TNCN, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế cho rằng, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá...

Cùng với đó, cần nghiên cứu kết hợp nâng mức giảm trừ gia cảnh với giãn khoảng cách giữa các bậc thuế, nghiên cứu bỏ thuế suất 35%; nghiên cứu giảm thuế đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao để bảo đảm những người có thu nhập khác nhau đều được giảm điều tiết về thuế, bảo đảm bình đẳng cả về chiều ngang, chiều dọc của thuế TNCN. Một số ý kiến cũng cho rằng, phải có quy định cho phép người nộp thuế được trừ lãi vay mua nhà, tiền học hành, khám, chữa bệnh của người nộp thuế và của con cái họ, các khoản chi phục vụ trực tiếp cho công việc nếu có hóa đơn chứng từ...

Góp ý về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế TNCN (thay thế) mới đây, nhiều bộ, ngành, địa phương đề nghị tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc. Trong các bộ, ngành, địa phương góp ý, Bộ Quốc phòng đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng; nâng mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đưa ra đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 18 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 8 triệu đồng/tháng. UBND tỉnh Ninh Thuận đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 16 triệu đồng/tháng; người phụ thuộc lên 6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, UBND tỉnh Sơn La đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế và người phụ thuộc lần lượt lên mức 14 triệu đồng/tháng và 5 triệu đồng/tháng...

Phân tích theo lộ trình đã công bố, nhiều ý kiến cho rằng, đến tháng 10-2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5-2026 thông qua, như vậy, khoảng hai năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh; điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Do vậy, đề nghị Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần bảo đảm đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Theo QĐND
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Mường Cơi áp dụng quy trình sản xuất an toàn

    Mường Cơi áp dụng quy trình sản xuất an toàn

    Kinh tế -
    Xã Mường Cơi mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã Mường Thải, Mường Cơi và Tân Lang. Toàn xã hiện có trên 600 ha cây ăn quả có múi, sản lượng khoảng 2.000 tấn quả các loại/năm, chủ yếu là bưởi da xanh, bưởi hồng, cam đường canh, quýt ngọt... Nông dân đang tập trung thâm canh, áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Tập trung phòng, chống dịch cúm gia cầm

    Tập trung phòng, chống dịch cúm gia cầm

    Xã hội -
    Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ổ dịch cúm gia cầm, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch cao do vi rút đang lưu hành. Các ngành chức năng, địa phương và các hộ nuôi tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, bảo vệ thành quả sản xuất và sức khỏe cộng đồng.
  • 'Tiếp nhận hồ sơ trợ cấp hưu trí cho người cao tuổi

    Tiếp nhận hồ sơ trợ cấp hưu trí cho người cao tuổi

    Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội dành cho người cao tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Theo đó, người từ đủ 75 tuổi trở lên hoặc người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, sẽ được xem xét hỗ trợ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.
  • 'Đưa vùng cao gần hơn với đô thị

    Đưa vùng cao gần hơn với đô thị

    Xã hội -
    Suối Tọ là xã vùng cao, có 11 bản, dân số trên 6.300 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Những năm gần đây, việc chuyển đổi số được cấp ủy, chính quyền xã chú trọng triển khai, mang lại nhiều tiện ích phục vụ đời sống nhân dân.
  • 'Tuổi trẻ Sơn La tri ân người có công

    Tuổi trẻ Sơn La tri ân người có công

    Xã hội -
    Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, những ngày này, tuổi trẻ Sơn La tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thiết thực, bày tỏ lòng tri ân, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.
  • 'Mang lại mùa hè an toàn, ý nghĩa và bổ ích cho học sinh

    Mang lại mùa hè an toàn, ý nghĩa và bổ ích cho học sinh

    Xã hội -
    Kỳ nghỉ hè luôn là khoảng thời gian được mong đợi nhất của học sinh sau một năm học tập căng thẳng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, giáo dục và đảm bảo an toàn cho các em. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội triển khai nhiều hoạt động mang lại mùa hè an toàn, ý nghĩa và bổ ích cho học sinh.
  • 'Giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân

    Giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực 3 - Mai Sơn phụ trách 26 xã, phường thuộc các huyện Mai Sơn, Phù Yên, Bắc Yên và Thành phố Sơn La cũ. Với mục tiêu không để gián đoạn công việc, bỏ trống địa bàn, đơn vị đã chỉ đạo Ban CHQS các xã, phường nhanh chóng ổn định bộ máy, tổ chức lực lượng dân quân hoạt động nền nếp, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân trong tình hình mới.
  • 'Chủ động liên kết, hội nhập quốc tế

    Chủ động liên kết, hội nhập quốc tế

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Đại hội XIII của Đảng nêu rõ nhiệm vụ “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia”. Ngày 24/01/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 59-NQ/TW về hội nhập quốc tế trong tình hình mới, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước, xác định hội nhập là động lực chiến lược để Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới.
  • 'Bảo đảm chất lượng, tiến độ đại hội đảng bộ các xã, phường

    Bảo đảm chất lượng, tiến độ đại hội đảng bộ các xã, phường

    Xây dựng Đảng -
    Thời điểm này, các xã, phường trên địa bàn tỉnh đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức Đại hội Đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là nhiệm kỳ đầu tiên sau khi sáp nhập đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đòi hỏi sự chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng và đồng bộ.