Hứa hẹn mùa mận hậu bội thu

Là xã có diện tích mận hậu nhiều nhất của huyện Yên Châu, thời điểm này, hàng nghìn ha mận hậu trên địa bàn xã Phiêng Khoài đang trong thời kỳ rụng hoa và bắt đầu kết trái. Trên các sườn đồi tại bản Hang Mon 1, 2, Kim Chung 1, 2, 3 và Cồn Huốt, các chủ vườn và các thành viên HTX đang tất bật chăm sóc, với mong muốn có thêm vụ mận bội thu.

Nông dân xã Phiêng Khoài phủ lưới chống mưa đá cho mận hậu.

Từ năm 1990, cây mận hậu đã bén rễ trên vùng đất biên giới Phiêng Khoài, do hợp khí hậu và thổ nhưỡng, nên quả mậu hậu có vị ngọt, mẫu mã đẹp và được tiêu thụ ở nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, xã có 1.400 ha mận, trong đó hơn 1.285 ha cho thu hoạch; sản lượng hằng năm đạt trên 15.000 tấn quả. Những năm qua, nông dân trong xã được các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc đốn tỉa cành, cách chăm bón, phòng, trừ sâu bệnh hại cho cây mận...

Để cây mận hậu cho năng suất, chất lượng quả ngon, nông dân Phiêng Khoài đã áp dụng kỹ thuật chiết, ghép, sử dụng quy trình chăm sóc mận theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều hộ còn đầu tư hệ thống phun tưới ẩm, cung cấp đủ nước cho cây mận trong quá trình ra hoa, đậu quả và quá trình nuôi dưỡng quả. Hơn 10 năm trở lại đây, nông dân trong xã còn áp dụng kỹ thuật trồng mận trái vụ cho năng suất, chất lượng cao. Mận trái vụ thu hoạch đến đâu, thương lái mua đến đó và có giá cao gấp từ 2-3 lần so với mận chính vụ.

Bà con bản Kim Chung 1, xã Phiêng Khoài chăm sóc mận hậu.

Những ngày này, gia đình chị Nguyễn Thị Nguyệt, ở bản Kim Chung 1, thuê thêm 7 lao động chăm sóc vườn mận hậu. Toàn bộ diện tích đang thực hiện theo hướng VietGAP, nên quy trình chăm sóc công phu, cầu kỳ hơn so với những diện tích trồng truyền thống. Chị Nguyệt chia sẻ: Gia đình tôi có 13 ha mận hậu, nhiều năm nay, tôi áp dụng kỹ thuật thâm canh mận chín sớm, chính vụ và chín muộn, vì vậy, mỗi thời kỳ cần có kỹ thuật chăm sóc riêng cho cây mận. Thời điểm hiện tại, mận đang thời kỳ đậu quả, gia đình tôi tăng cường vun xới đất, bón phân, tưới nước, thường xuyên thăm vườn để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Sản xuất theo hướng an toàn, nên sử dụng hoàn toàn bằng phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp để bón cho cây vừa giảm chi phí, vừa làm cho đất tốt lâu, bền, quả cho chất lượng cao hơn. Với phương pháp trên, năm nào vườn mận hậu của gia đình tôi cũng cho sản lượng 40 tấn/vụ. Vụ năm trước vườn mận đã cho thu gần 700 triệu đồng.

Nông dân xã Phiêng Khoài cắt tỉa mận hậu.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Toàn Phát, xã Phiêng Khoài, hiện đang có 17 thành viên, trồng 50 ha mận hậu; 100% diện tích được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP. Diện tích này được cắm biển, khoanh vùng sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, được tưới bằng công nghệ thông minh qua smartphone. Với trình độ canh tác, kỹ thuật được nâng cao, các thành viên HTX đã rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch mận. Trước đây, thu hoạch mận chỉ trong 1 tháng, thì nay khoảng 5 tháng. Các thành viên còn đầu tư hệ thống lưới bao phủ bảo vệ cho quả mận không bị tác động và rụng do mưa đá, gió lốc và phòng ngừa được các loại sâu, bướm có hại.

Ông Nguyễn Khánh Toàn, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Toàn Phát, thông tin: Hiện nay, các thành viên đang tăng cường bón phân chuồng kết hợp với kali để mận đậu quả. Thường xuyên tưới nước để tạo độ ẩm cho cây. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi, nên hầu hết các cây mận đều ra hoa; thời điểm hoa nở không gặp mưa phùn nên tỷ lệ đậu quả rất cao. Dự kiến, năm nay sản lượng mận của HTX đạt khoảng 800 tấn, tăng 100 tấn so với năm 2022. Đã có nhiều thương lái đến tận vườn đặt hàng sản phẩm mận hậu của các thành viên HTX để đưa vào các siêu thị, cửa hàng hoa quả an toàn ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định và Thanh Hóa.

Bà con bản Kim Chung 2, xã Phiêng Khoài, chăm bón mận hậu.

Ông Bùi Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Phiêng Khoài, cho biết: Nâng cao năng suất, chất lượng quả mận, xã đã cử cán bộ chuyên môn bám nắm cơ sở để kịp thời hỗ trợ nông dân về kỹ thuật phòng, trừ một số sâu bệnh gây hại đến quả mận, như: Ong, nhện, sâu đục thân, rệp. Khuyến cáo bà con thường xuyên thăm vườn, theo dõi tình hình sâu bệnh, áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp, sử dụng các biện pháp sinh học, khi cây xuất hiện sâu bệnh phải phun các loại thuốc chuyên dùng theo hướng dẫn kỹ thuật. 

Nông dân xã Phiêng Khoài diệt sâu bệnh hại trên cây mận.

Với sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, ý thức của người dân trong việc chăm sóc cây mận đúng quy trình kỹ thuật. Hiện nay, toàn bộ diện tích mận hậu trên địa bàn xã Phiêng Khoài đều sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn mùa mận hậu bội thu, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng thương hiệu mận hậu Phiêng Khoài phát triển bền vững.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.