Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn, tỉnh Sơn La đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực, nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên; nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực địa phương.

Kết quả bước đầu

Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên chuẩn hóa nghề nghiệp, nên tỷ lệ trường đạt chuẩn của huyện Sông Mã cao hơn so với các địa phương khác. Kết quả đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã tuyên truyền, vận động xã hội hóa giáo dục, vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất trường học; rà soát, xây dựng lộ trình đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo đúng nhu cầu hạng mục còn thiếu, tránh lãng phí. Đồng thời, hằng năm, yêu cầu các trường đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của từng ngành học, bậc học...

Điểm trường tiểu học bản Háng Lìa, Trường PTDTBT& THCS Mường Cai, huyện Sông Mã được xây dựng kiên cố.

Ông Nguyễn Công Viên, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sông Mã, cho biết: Từ năm 2016 đến nay, huyện Sông Mã vận động xã hội hóa 72 tỷ đồng, xây mới, sửa chữa trên 660 công trình phòng học, nhà bán trú, phòng công vụ và nhiều công trình phụ trợ khác. Quy mô mạng lưới trường lớp không ngừng được mở rộng; chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực; số lượng trường chuẩn quốc gia của huyện tăng lên qua từng năm. Đến nay, đã có 47 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 88,6%.

Trường tiểu học Chiềng Hặc, huyện Yên Châu đạt chuẩn quốc gia mức độ I, tháng 11/2022.

Còn tại huyện Quỳnh Nhai, đang có 31/38 đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thiện cơ sở vật chật là yếu tố quan trọng để các trường đạt chuẩn, huyện bố trí kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho các trường có phòng học xuống cấp, phòng học tạm, các điểm trường vùng khó khăn, các trường trong lộ trình phấn đấu đạt chuẩn quốc gia.

Giai đoạn 2015 đến nay, bằng các nguồn vốn kiên cố hóa trường lớp học, chương trình xây dựng nông thôn mới, đã xây mới 90 phòng học, 9 nhà đa năng, 10 nhà hiệu bộ, 18 phòng ở bán trú và 5 bếp nấu ăn bán trú học sinh. Huy động xã hội hóa hơn 6 tỷ đồng sửa chữa hạng mục công trình các trường học đạt chuẩn quốc gia.

Bà Lương Thị Tám, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Nhai, nói: Toàn huyện có 857 phòng học, trong đó, 654 phòng học kiên cố, 147 phòng bán kiên cố; 100% số cán bộ, quản lý giáo viên ở các bậc học đạt trình độ chuyên môn chuẩn, trong đó, hơn 80% trên chuẩn. Giai đoạn 2021-2025, Quỳnh Nhai tiếp tục phân bổ hơn 33 tỷ đồng đầu tư, xây dựng các trường học chưa đạt chuẩn quốc gia, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu cuối năm 2023, có 4 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Giờ học Tiếng Việt của học sinh mầm non dân tộc thiểu số huyện Bắc Yên.  

Từ năm 2021 đến nay, từ các nguồn vốn của Nhà nước, toàn tỉnh đầu tư trên 175 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng các trường học; cơ bản đáp ứng đủ 1 phòng/lớp học, đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày; trên 97% số phòng học được kiên cố, bán kiên cố... Tính riêng năm 2022, tỉnh có thêm 39 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 364 trường, đạt 60,97%, vượt 4,3% so với chỉ tiêu.

Đánh giá kết quả chất lượng giáo dục các cấp học và chất lượng học sinh giỏi so với năm học trước. Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,6%, tăng 1,25% so với năm 2021. Có 8 học sinh đoạt giải Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; 1.770 em đoạt giải Kỳ thi học sinh giỏi THCS, THPT cấp tỉnh và 1 học sinh đoạt giải ba cuộc thi Chung kết đường lên đỉnh Olympia.

Việc nâng cao chất lượng giáo dục và tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Đến nay, tỉnh Sơn La được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, THCS, xóa mù chữ mức độ 2, đây là nền tảng quan trọng, tạo đà cho ngành GD&ĐT tiến bước vững chắc. 

Những khó khăn

Tuy nhiên, việc xây dựng trường chuẩn quốc gia tại các trường học ở một số địa phương còn gặp khó khăn, như: Đội ngũ giáo viên còn thiếu so với định mức quy định, nhất là ở cấp mầm non và tiểu học; một số công trình lớp học, phòng học bộ môn chưa đáp ứng yêu cầu về chuẩn cơ sở vật chất; việc sáp nhập các trường ảnh hưởng đến tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; một số cơ sở giáo dục có quy mô vượt quá quy định đạt chuẩn quốc gia theo cấp học.

Ngoài ra, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nên nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị dạy học các nhà trường; công tác xã hội hóa giáo dục hạn chế.

Trường THCS Phiêng Khoài, huyện Yên Châu.

Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đã khó, việc giữ chuẩn càng khó, thậm chí nhiều trường đối mặt nguy cơ “mất chuẩn”. Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở vật chất không đảm bảo, một số phòng học xuống cấp, khuôn viên chưa thật sự xanh, sạch, đẹp...

Trường THCS Phiêng Khoài, huyện Yên Châu được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I từ năm 2018. Đến tháng 3/2023, sẽ xét, đánh giá lại các tiêu chí đạt chuẩn. Tuy nhiên, đến nay, nhà trường chưa đảm bảo các tiêu chuẩn để công nhận. Thầy giáo Nguyễn Quốc Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Phiêng Khoài, bộc bạch: Về cơ sở vật chất, trường thiếu 40% số phòng học và các phòng chức năng. Đa số diện tích các phòng đang dạy học không đảm bảo quy định. Sỹ số lớp học đông, vượt trung bình 10 học sinh/lớp. Nhiều môn học thiếu giáo viên, dẫn đến phải ghép lớp...

Diện tích lớp học Trường TH và THCS Muổi Nọi, huyện Thuận Châu chưa đảm bảo quy định.

Còn tại huyện vùng cao Thuận Châu, đặc thù địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, huyện phải bố trí nhiều điểm trường lẻ, lớp học cắm bản. Việc đầu tư cơ sở vật chất bị dàn trải, số lượng giáo viên đứng lớp chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, việc xây dựng trường chuẩn quốc gia rất khó.

Thầy giáo Vũ Đăng Hoan, Hiệu phó Trường Tiểu học và THCS Muổi Nọi, thông tin: Đến thời điểm này, trường cơ bản đạt 4/5 tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Riêng tiêu chí cơ sở vật chất chưa đạt, bởi thiếu gần 20 phòng học và 7 phòng chức năng; 3 phòng học bán kiên cố thì xuống cấp. Nhà trường đã kiến nghị với UBND huyện đầu tư thêm 12 phòng học và các phòng chức năng, nhưng giờ vẫn đang chờ ngân sách địa phương.

Các lớp học của Trường TH và THCS Muổi Nọi xuống cấp.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tôn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thuận Châu, cho biết: Huyện Thuận Châu mới đạt 39/83 trường được công nhận chuẩn quốc gia. Huyện đang phấn đấu nâng tỷ lệ số trường học đạt chuẩn trong năm 2023 lên 53% tổng số trường học trên địa bàn. Phòng đã tham mưu với UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2020-2025, nhằm huy động cả hệ thống chính trị và xã hội cùng vào cuộc. Rà soát, xây dựng phương án tuyển dụng, bổ sung đội ngũ giáo viên, từng bước ổn định chỉ tiêu biên chế, định mức.

Tiếp tục vận động các nguồn lực, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất các trường học nằm trong lộ trình xây dựng trường chuẩn từ các chương trình, dự án, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp theo phương châm “trường dễ làm trước, khó làm sau”. 

Cô, trò Trường TH và THCS Chiềng Mung, huyện Mai Sơn.

Rõ mục tiêu phấn đấu

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra mục tiêu, năm 2025, toàn tỉnh tỷ lệ trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 70,1%. Hiện thực hóa mục tiêu này, tỉnh đẩy nhanh thực hiện khâu đột phá về phát triển, nâng cao nguồn nhân lực, trong đó tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo; phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng trong tỉnh; ưu tiên vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Ông Quàng Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết: Ngành giáo dục tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xác định nhu cầu đề xuất xây dựng phương án mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu theo yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia; tham mưu chính quyền các cấp lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, vận động, quyên góp xã hội hóa để bổ sung cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học trong kế hoạch đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia. Kiện quyết, trường nào chưa đủ điều kiện, không công nhận, không chạy theo thành tích mà cho nợ tiêu chuẩn. 

Đồng thời, đánh giá thực trạng các điểm trường lẻ, các trường có quy mô nhỏ; xây dựng lộ trình cụ thể, phù hợp để triển khai sắp xếp các trường và bố trí số lượng học sinh trong một lớp theo quy định, bảo đảm nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân, quyền lợi học tập của học sinh, phù hợp quy hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đưa chất lượng giáo dục tỉnh Sơn La ngày một phát triển toàn diện.

Huyền Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.