Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ

Thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ để người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Giờ học ngoại ngữ của thầy và trò Trường tiểu học Tô Hiệu, Thành phố.

Năm học 2023-2024, Sở GD&ĐT đã triển khai môn tiếng Anh tự chọn cho học sinh lớp 1, lớp 2 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho trên 6.000 học sinh, với 2 tiết/tuần; tất cả các trường tiểu học có 100% học sinh lớp 3, lớp 4 được học tiếng Anh (4 tiết/tuần); 100% học sinh lớp 6, 7, 8 và 10 được học môn tiếng Anh theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018; tiếp tục duy trì dạy chương trình tiếng Anh 10 năm đối với lớp 9 và lớp 12 cho 100% học sinh đã được học chương trình này từ những năm học trước.

Ông Lê Tiến Quân, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, thông tin: Đầu năm học, Sở phối hợp với các đơn vị liên quan đầu tư hệ thống mạng internet đến các trường học, tạo điều kiện để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy ngoại ngữ. Khuyến khích giáo viên và học sinh khai thác các phần mềm dạy học ngoại ngữ để nâng cao chất lượng dạy-học bộ môn. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng các kho dữ liệu về kiểm tra đánh giá kèm theo chương trình sách giáo khoa do các nhà xuất bản hỗ trợ và các phần mềm kiểm tra đánh giá trực tuyến; ứng dụng thí điểm ở một số đơn vị có đủ điều kiện.

Từ đầu năm học đến nay, Sở đã trang bị 14 phòng học ngoại ngữ đa phương tiện (Multimedia) cho các trường: PTDT Nội trú tỉnh, THPT Chuyên, THPT Tô Hiệu, THCS-THPT Nguyễn Du, tiểu học Tô Hiệu, THCS Tô Hiệu (Thành phố); THPT Mường Bú (Mường La); THPT Mộc Lỵ, THCS-THPT Chiềng Sơn (Mộc Châu); THPT Mai Sơn; THPT Phù Yên; PTDT Nội trú THCS-THPT Vân Hồ; THPT Bắc Yên; TH-THCS Chiềng La (Thuận Châu) với tổng kinh phí khoảng 2,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, khuyến khích các đơn vị huy động nguồn xã hội hóa, bổ sung trang thiết bị, tài liệu, học liệu đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non, các cơ sở giáo dục có cấp tiểu học xây dựng kế hoạch cụ thể khai thác và sử dụng học liệu ngoại ngữ điện tử do Bộ GD&ĐT ban hành trong các giờ học chính khóa.

Đến nay, các trường học cơ bản phát huy tốt cơ sở vật chất hiện có, đa số giáo viên tiếng Anh các cấp sử dụng hiệu quả các trang thiết bị phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ, như: Đài, đĩa CD, máy tính, máy chiếu, hệ thống sách mềm và các tài liệu tham khảo, bổ trợ khác để phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ.  

Năm học này, huyện Thuận Châu có 7 cơ sở giáo dục mầm non, với 16 lớp triển khai cho trẻ làm quen với tiếng Anh; 7.900 học sinh lớp 3 và lớp 4 học tiếng Anh theo quy định 4 tiết/tuần; 1.000 học sinh lớp 5 học tiếng Anh 1 tiết/tuần; trên 13.000 học sinh lớp 6, 7, 8, 9  được học tiếng Anh...

Ông Nguyễn Đức Tôn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thuận Châu, thông tin: Mỗi trường đều được trang bị gói thiết bị dạy học tối thiểu gồm các đồ dùng, thiết bị phục vụ bộ môn Tiếng Anh theo quy định. 100% giáo viên tiếng Anh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy ngoại ngữ; tích cực giới thiệu các chương trình, fanpage thú vị giúp học sinh trau dồi vốn ngoại ngữ và cung cấp các mẹo về ngữ pháp, video, bài viết để giúp học sinh cải thiện trình độ sử dụng ngữ pháp của mình.

Trường tiểu học Tô Hiệu, Thành phố, là một trong những đơn vị được trang bị phòng học ngoại ngữ đa phương tiện. Thầy Nguyễn Minh Công, giáo viên bộ môn tiếng Anh, của nhà trường, chia sẻ: Phòng học được trang bị màn hình tương tác thông minh AKB75 tích hợp phần mềm học tiếng Anh chuyên dụng; máy tính xách tay và loa trợ giảng LAB A310. Trong giảng dạy, giáo viên sử dụng linh động các tính năng của phần mềm, gồm học từ vựng, luyện đọc, hỗ trợ viết, đàm thoại, luyện nghe... giúp bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn.  Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng tính năng trò chơi và trắc nghiệm để vừa có tác dụng giải trí, vừa giúp học sinh luyện tập, trau dồi thêm Anh ngữ và để xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp cho bài giảng của giáo viên sinh động hơn khi học sinh được nhìn các hình ảnh trực quan, có cơ hội nghe các tình huống giao tiếp sử dụng ngữ âm chuẩn của người bản ngữ. Qua đó, tác động khả năng nhận thức của học sinh, tiết kiệm thời gian ghi chép, tăng thời gian luyện tập,  cùng nhau thảo luận xây dựng bài, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. Trong bối cảnh tỉnh ta đang thiếu giáo viên Tiếng Anh, nhất là giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin giúp khắc phục một phần khó khăn để tổ chức cho 100% học sinh lớp 3, lớp 4 được học tiếng Anh theo quy định qua hình thức tổ chức dạy học trực tuyến và khai thác các bài giảng điện tử, các video bài giảng, các bài giảng trên truyền hình.

Sở GD&ĐT đang tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, nhất là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin. Tiếp tục tăng cường các điều kiện phục vụ dạy và học tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo, phát triển môi trường dạy học và sử dụng ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế...

Bài, ảnh: Lò Thái
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.