Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Giáo dục kỹ năng sống, giúp học sinh trang bị kiến thức về cuộc sống, rèn luyện cách ứng xử, biết yêu thương, chia sẻ và thích nghi với những tình huống bất ngờ. Đó là cách làm của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, giúp học sinh hình thành nhân cách và lối sống tích cực.

Giọng nữ
Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường Tiểu học Chiềng Sinh, Thành phố. 

Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh vừa phối hợp với Trường Tiểu học Chiềng Sinh, Thành phố tổ chức ngoại khóa giáo dục kỹ năng sống với chủ đề “Lòng biết ơn”. Các em được dẫn dắt qua những câu chuyện gần gũi với cuộc sống thường nhật về sự yêu thương của ông bà, cha mẹ; sự tận tâm dạy dỗ của thầy, cô giáo... Với giọng kể truyền cảm, lối diễn đạt dễ hiểu cùng cách đặt câu hỏi hấp dẫn, thu hút học sinh lắng nghe, chia sẻ những câu chuyện của bản thân ý nghĩa, xúc động.

Em Đỗ Hoàng Anh Thư, lớp 5A4, Trường Tiểu học Chiềng Sinh, Thành phố, chia sẻ: Thông qua chương trình, giúp chúng em thêm biết ơn ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo và mọi người xung quanh. Bản thân em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi, đó là cách thể hiện lòng biết ơn với bố mẹ và gia đình. Em mong muốn, nhà trường tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa ý nghĩa như thế này.

Cô giáo Nguyễn Anh Thơ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chiềng Sinh, Thành phố cho biết: Hằng năm, nhà trường phối hợp với Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo từng chủ đề cụ thể, kết hợp với các trải nghiệm. Đồng thời, chú trọng đổi mới phương pháp, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào các môn đạo đức và các hoạt động giáo dục ngoài giờ đảm bảo thiết thực, hiệu quả, giúp học sinh phát triển toàn diện.

Học sinh Trường Tiểu học Chiềng Sinh, Thành phố chia sẻ về câu chuyện bản thân trong chương trình giáo dục kỹ năng sống.

Trung tâm đã xây dựng các kế hoạch, lựa chọn nội dung và phối hợp với các trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình, hoạt động giáo dục kỹ năng sống; lồng ghép với các hoạt động tình nguyện của Tỉnh đoàn, các cơ sở đoàn tại các trường học. Các chuyên đề có nội dung thiết thực, phù hợp theo lứa tuổi, bậc học, như: Phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống đuối nước; phòng, chống bạo lực học đường; kỹ năng giao tiếp thông minh; sử dụng mạng xã hội...

Bà Phạm Hà Dân Huyền, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, cho biết: Từ năm 2024 đến nay, Trung tâm tổ chức gần 20 chương trình giáo dục kỹ năng sống cho hơn 10.000 học sinh. Đối với mỗi địa bàn và trường học, chúng tôi lựa chọn các chủ đề giáo dục kỹ năng sống khác nhau, phù hợp với thực tế địa phương, chú trọng các trường học ở các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Để công tác giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu quả, Trung tâm đã tham mưu cho Tỉnh đoàn phối hợp với các đơn vị bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên kiêm nhiệm và các tổng phụ trách đội của các trường học. Mời các chuyên gia giáo dục kỹ năng sống ở trung ương về truyền tải nội dung trực tiếp tại các trường học.

Học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi, Thành phố tham gia hoạt động vẽ tranh phòng, chống bạo lực học đường. 

Bằng nhiều hình thức phong phú, nội dung đa dạng, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh đã giúp học sinh rèn luyện, hình thành những thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu, xây dựng lối sống, nhân cách lành mạnh, tích cực, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; xây dựng hành trang bước vào tương lai với tâm thế tự tin học hỏi, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Mô hình kinh tế tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu

    Mô hình kinh tế tuần hoàn thích ứng biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc - Giai đoạn 2” được triển khai tại Sơn La đã góp phần cải thiện môi trường, nâng cao sinh kế và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho nhân dân.
  • 'Vườn nho hạ đen thu hút khách trải nghiệm

    Vườn nho hạ đen thu hút khách trải nghiệm

    Kinh tế -
    Những ngày đầu tháng 7, tại bản Híp, phường Chiềng Sinh, vườn nho hạ đen của Công ty cổ phần thương mại Duy Khánh rộn ràng bước vào vụ thu hoạch. Khung cảnh nên thơ của vườn nho đang vào độ chín rộ, đã trở thành điểm đến hút khách vào cuối tuần.
  • 'Ứng phó kịp thời với mưa lớn

    Ứng phó kịp thời với mưa lớn

    Xã hội -
    Sự thay đổi bất thường của thời tiết, 6 tháng đầu năm 2025, tỉnh Sơn La xảy ra nhiều đợt mưa lớn diện rộng, gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Theo dự báo, các tháng cao điểm mùa mưa có nhiều đợt mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Vì vậy, các cấp, các ngành đang tập trung thực hiện các biện pháp, ứng phó, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn gây ra.
  • 'Lái xe thận trọng, an toàn

    Lái xe thận trọng, an toàn

    An toàn giao thông -
    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 6, đoạn từ Km 151+700 địa phận xã Vân Hồ đến Km 212 địa phận phường Mộc Châu, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế thấp nhất thiệt hại do tai nạn giao thông, nhất là mùa mưa lũ.
  • 'Những ngôi nhà ấm nghĩa tình đồng đội

    Những ngôi nhà ấm nghĩa tình đồng đội

    Xã hội -
    Cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, trở về với đời thường, nhiều cựu chiến binh là thương bệnh binh, điều kiện kinh tế khó khăn, không ít người phải sống trong những ngôi nhà tạm. Bằng tình cảm, trách nhiệm, Hội Cựu chiến binh tỉnh (nay là Ban công tác Cựu chiến binh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, giúp hội viên có cuộc sống ổn định, thắt chặt thêm tình đồng chí, nghĩa đồng đội.
  • 'Linh hoạt triển khai tuyển sinh đầu cấp

    Linh hoạt triển khai tuyển sinh đầu cấp

    Khoa Giáo -
    Năm học 2025-2026, toàn tỉnh sẽ tuyển sinh trên 60.000 học sinh vào các lớp đầu cấp từ bậc mầm non đến THPT, tăng khoảng 3,5% so với năm học trước. Công tác tuyển sinh đang được các địa phương triển khai đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và đúng quy định.