Đột phá thúc đẩy chuyển giao khoa học, công nghệ

Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp Quốc hội khóa XV vừa qua đã gỡ nút thắt cho thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Giọng nữ
Hệ thống sản xuất thông minh MES - Panacim tại Nhà máy Điện tử thông minh Phenikaa. (Ảnh: NGỌC VY)
Hệ thống sản xuất thông minh MES - Panacim tại Nhà máy Điện tử thông minh Phenikaa. (Ảnh: NGỌC VY)

Nhiều công nghệ “tồn đọng” lâu nay sẽ được giải phóng, chuyển giao cho doanh nghiệp đưa vào sản xuất, kinh doanh phục vụ cuộc sống.

Từ năm 2023 đến nay, Công ty cổ phần sản xuất Dược liệu Trung ương 28 nhiều lần có văn bản gửi Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc (VKIST) đề nghị được tiếp nhận các kết quả nghiên cứu cấp Bộ của Viện này về “Xác định hoạt chất chống viêm trong dược liệu hy thiêm để nghiên cứu, nâng cao hiệu suất chiết xuất hoạt chất từ dược liệu và nâng cấp tiêu chuẩn của các sản phẩm chứa hy thiêm”.

Theo lãnh đạo Công ty cổ phần sản xuất Dược liệu Trung ương 28, trong sản phẩm chiến lược của công ty có vị hy thiêm, do đó, muốn được tiếp nhận kết quả nghiên cứu gồm quy trình chiết xuất cao hy thiêm, tiêu chuẩn cơ sở cao hy thiêm, chất chuẩn được chiết từ hy thiêm để nâng cao chất lượng và tác dụng của sản phẩm.

Thế nhưng, qua rất nhiều thủ tục, đến nay, công ty vẫn chưa được nhận chuyển giao. Lãnh đạo Viện VKIST cho biết, nguyên nhân do không có cơ chế xác định giá trị tài sản, Viện đã thông báo chào giá nhưng không có đơn vị có chức năng định giá tài sản nào tham gia, do đó, không đủ điều kiện để chuyển giao kết quả nghiên cứu cho công ty.

Đó chỉ là một trong rất nhiều sản phẩm là kết quả nghiên cứu hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước nhưng không đưa được vào ứng dụng thực tế do vướng cơ chế, chính sách về định giá theo quy định tại Nghị định 70/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị nghiên cứu lớn của cả nước, nhưng hợp đồng chuyển giao công nghệ cũng rất ít, chỉ có 2 trong số 36 đơn vị có hợp đồng chuyển giao công nghệ, còn lại chủ yếu là hợp đồng dịch vụ khoa học, công nghệ.

Do vướng về cơ chế cho nên doanh nghiệp khi có nhu cầu công nghệ thường lựa chọn đặt hàng trực tiếp qua các hợp đồng dịch vụ khoa học, công nghệ, cung cấp nguyên liệu mà không tham gia đối ứng, đồng hành cùng thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ. Viện Di truyền nông nghiệp, cơ sở đầu ngành về công nghệ sinh học và di truyền học trong nông nghiệp cũng bỏ lỡ cơ hội chuyển giao giống lúa chủ lực Japonica ĐS1 cho doanh nghiệp cũng chỉ vì không định giá được tài sản chuyển giao…

Ngay sau khi có Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhiều nhà quản lý, nhà khoa học cho rằng, chính sách đột phá thúc đẩy chuyển giao công nghệ sẽ giải quyết được những bất cập nêu trên.

Ngay sau khi có Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhiều nhà quản lý, nhà khoa học cho rằng, chính sách đột phá thúc đẩy chuyển giao công nghệ sẽ giải quyết được những bất cập nêu trên. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc cho biết, Nghị quyết tạo sự thông thoáng về vấn đề chuyển giao công nghệ.

Đối với tài sản hình thành từ nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước thì cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan đảng; tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp không cần thực hiện thủ tục hành chính về việc giao quyền, có quyền quản lý, sử dụng kết quả của nhiệm vụ khoa học, công nghệ; được theo dõi riêng tài sản, không hạch toán chung vào tài sản của đơn vị; được tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm sử dụng không cần định giá trong việc cho thuê, chuyển giao quyền sử dụng, kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết.

Ông Vũ Đức Lợi lưu ý, công nghệ sẽ không được bán vì đây là tài sản của Nhà nước, đơn vị chủ trì nghiên cứu là đại diện Nhà nước về quyền sử dụng để kinh doanh có hiệu quả. Còn đối với những chủ thể còn lại (như doanh nghiệp tư nhân), thì tổ chức được quyền sở hữu tài sản hình thành từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Lợi cho biết, sắp tới, Viện VKIST sẽ tổ chức chuyển giao ngay cho doanh nghiệp một số kết quả nghiên cứu đang gặp khó khăn trong chuyển giao do vướng Nghị định 70/2018/NĐ-CP để doanh nghiệp đưa vào sản xuất. Đồng thời, Viện sẽ ký kết hợp tác nghiên cứu cùng một số doanh nghiệp để tận dụng nguồn lực của doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học, theo tinh thần Nghị quyết 57/NQ-TW.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Tiến Dũng, Trưởng ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, nghị quyết tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nêu trên đem lại cơ hội cho các nhà khoa học có sản phẩm chưa triển khai được thì nay triển khai vào thực tế cuộc sống. Nhiều công nghệ đã lạc hậu, nhưng cũng có công nghệ cần hoàn thiện để chuyển giao trong thời gian tới. Nghị quyết thí điểm có hiệu lực ngay trong tháng 2/2025, cần sớm có hướng dẫn để các cơ sở nghiên cứu thực hiện.

Thí dụ, theo Luật Ngân sách nhà nước, nếu một đơn vị nghiên cứu thương mại hóa thành công và thu lợi nhuận, khoản này sẽ bị trừ vào ngân sách đầu tư năm sau. Điều này không tạo động lực, khuyến khích các đơn vị tiếp tục thương mại hóa, vì họ có thể mất công triển khai nhưng lại không được hưởng lợi, thậm chí còn bị cắt giảm đầu tư. Do đó, cần nghiên cứu sửa quy định trong Luật Ngân sách nhà nước để khuyến khích những đơn vị thương mại hóa hiệu quả, càng làm tốt thì càng được đầu tư.

Đồng chí Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, các viện nghiên cứu, trường đại học cần được hướng dẫn quy trình chuyển giao để họ chủ động thương mại hóa; tất nhiên, cần có cơ chế kiểm soát, giám sát họ thực hiện công khai, minh bạch.

Vấn đề giao kết quả nghiên cứu vẫn còn nhiều băn khoăn, đó là giao cho các tổ chức nghiên cứu được sở hữu đối với đối tượng sở hữu trí tuệ đã đăng ký, nhưng việc quản lý, sử dụng vẫn theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, như vậy thì họ vẫn phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước, từ xây dựng kế hoạch, đấu thầu, quản lý, sử dụng tài sản đó. Nếu không áp dụng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản đặc thù này thì cần nghiên cứu, xây dựng quy định cụ thể.

Cũng theo Nghị quyết, những kết quả nghiên cứu nếu ba năm không được chuyển giao thì Nhà nước sẽ thu hồi, chuyển giao cho những tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Quy định này cũng tác động đến nhiều cơ sở nghiên cứu khi kết quả nghiên cứu bị tồn đọng nhiều năm, nhất là do vướng mắc về cơ chế định giá theo Nghị định 70/2018/NĐ-CP. Nhiều nhà khoa học cho rằng, cần quy định thời hạn ba năm tính từ ngày Nghị quyết của Quốc hội có hiệu lực để các đơn vị có phương án xử lý trước khi bị thu hồi kết quả nghiên cứu.

Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, việc Quốc hội đã thông qua cơ chế cho phép toàn bộ các kết quả nghiên cứu của các viện nghiên cứu và trường đại học thuộc sở hữu được phép thương mại hóa ngay kết quả nghiên cứu mà không cần lập kế hoạch xin cấp trên sẽ giúp rút ngắn thời gian đưa công nghệ vào ứng dụng thực tế. Ngay sau khi có Nghị quyết, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ họp ngay với các đơn vị đã có kết quả nghiên cứu, sẵn sàng ký hợp đồng triển khai với doanh nghiệp để triển khai Nghị quyết nhằm đưa các công nghệ vào sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại Bắc Yên

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 1/4, đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Yên. Tham gia cùng đoàn có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
  • 'Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ quý II/2025

    Thành phố Sơn La -
    Ngày 1/4, đồng chí Hà Trung Chiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 2/4/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa suy yếu. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ổn định. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa. Sáng sớm có nơi có sương mù. Trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm. Trưa chiều giảm mây hửng nắng.
  • 'Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Yên Châu chăm bón vùng mận hậu

    Kinh tế -
    Huyện Yên Châu có gần 4.000 ha, là vùng trồng mận hậu lớn của tỉnh, được trồng tập trung ở một số xã vùng cao biên giới. Thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung chăm sóc mận thời kỳ đậu quả, áp dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất đảm bảo mận đạt năng suất, chất lượng cao.
  • 'Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Thúc đẩy tín dụng - tăng trưởng kinh tế

    Kinh tế -
    Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, sau khi hợp nhất, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 3 đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • 'Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Phát triển nghề nuôi cá lồng

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, huyện Quỳnh Nhai đã triển khai nuôi thủy sản, với hơn 4.500 lồng cá, sản lượng cá lồng hằng năm đạt gần 1.200 tấn. Đây cũng là vùng nuôi cá lồng lớn nhất của tỉnh. Những năm gần đây, các hợp tác xã, hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi cá lồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
  • 'Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Đổi thay về y tế ở huyện Vân Hồ

    Sức khỏe -
    Với sự quan tâm của Nhà nước, các công trình y tế của huyện Vân Hồ được đầu tư, xây dựng; bổ sung nhiều thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.