Dạy và học ở vùng cao Nậm Mằn

Là một trong những xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Sông Mã, nhưng thầy và trò Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Nậm Mằn luôn nỗ lực thực hiện tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Năm học 2022-2023, nhà trường có 1 điểm trường trung tâm và 4 điểm trường lẻ, gồm 20 lớp bậc tiểu học và 8 lớp bậc THCS, với tổng số 737 học sinh; 45 cán bộ, giáo viên. Trong năm học, nhà trường tiếp tục phát động các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 

Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Nậm Mằn, huyện Sông Mã.

Thầy giáo Đoàn Tuấn Điệp, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn đổi mới phương pháp giảng dạy; kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh; lựa chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu cấp và tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém. Phân công giáo viên có chuyên môn vững giúp đỡ giáo viên mới còn hạn chế về phương pháp dạy học, phương pháp quản lý học sinh. Đồng thời, cùng các tổ chuyên môn tăng cường dự giờ, thăm lớp; khảo sát, phân loại trình độ giáo viên. Khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng sư phạm, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Một giờ học của thầy và trò tại điểm trường Huổi Khoang. 

Năm học 2022-2023, nhà trường có 13 học sinh đạt giải tại Giao lưu học sinh giỏi lớp 6,7,8 cấp huyện; 1 học sinh giỏi cấp huyện và lần đầu tiên có 1 học sinh giỏi cấp tỉnh. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi khối THCS đạt 40,8%; 100% số học sinh lớp 9 đủ điều kiện thi chuyển cấp; 97,4% số học sinh khối tiểu học hoàn thành chương trình cấp tiểu học.

Thầy Điệp chia sẻ thêm: Những năm gần đây, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí triển khai nấu ăn bán trú, các em được ăn ở tại trường, nên yên tâm học tập. Nhờ vậy, cải thiện rõ rệt việc duy trì sỹ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, nhà trường có 432 học sinh được hưởng chế độ bán trú.

Thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ học sinh, nhà trường đã tổ chức nấu 3 bữa sáng, trưa và chiều cho học sinh bán trú; chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại trường học. Đồng thời, mỗi em còn được Nhà nước hỗ trợ 150.000 đồng/tháng theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, giúp các em có thêm chi phí sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, trường còn hướng dẫn học sinh nội quy bán trú; phân công giáo viên hằng ngày kiểm tra, đôn đốc các em sinh hoạt điều độ, đúng giờ giấc, hỗ trợ học sinh tự học mỗi tối. 

Nhà trường được đầu tư tủ điện nấu cơm cho học sinh bán trú.

Em Vì Thị Quyên, học sinh lớp 9A, cho biết: Nhà em ở bản Chả Huổi, cách trường 7km. Ngay từ năm lớp học 6 em đã được ăn, ở bán trú tại trường. Định kỳ hằng tuần, tháng, nhà trường tổ chức sinh hoạt bán trú, hướng dẫn chúng em sinh hoạt đúng giờ giấc, rèn luyện tính ngăn nắp, sạch sẽ. Mỗi buổi tối tự học, chúng em còn được thầy cô trực bán trú hướng dẫn, hỗ trợ, nên kết quả học tập của chúng em tốt hơn. 

Giờ ăn trưa của các em học sinh bán trú. 

Với sự tận tâm, trách nhiệm của thầy, cô giáo, cùng sự nỗ lực của học sinh đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Trường PTDT bán trú tiểu học và THCS Nậm Mằn. Tuy nhiên, nhà trường vẫn còn thiếu phòng ở bán trú, nên 134 học sinh thuộc diện bán trú phải tự thuê nhà dân để ở. Một số học sinh bán trú phải ngủ ghép 2 em/giường. Bếp ăn tập thể chật hẹp… Nhà trường rất mong các cấp, các ngành, các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thêm trang thiết bị, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh yên tâm giảng dạy và học tập.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.