Bảo đảm giáo dục thực chất, bền vững

Với sự đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, sau hơn 3 năm thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trên 66% số trường học đạt chuẩn quốc gia; chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn chuyển biến rõ nét; tích cực thực hiện chuyển đổi số giáo dục.

Giọng nữ
Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao Giấy chứng nhận cho các thí sinh khối lớp 3, 4, 5 đạt giải khuyến khích tại Hội thi Viết chữ đẹp dành cho học sinh tiểu học cấp tỉnh.

Đổi mới căn bản giáo dục toàn diện

Bước vào triển khai nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, ngành Giáo dục và Đào tạo gặp không ít khó khăn khi ứng phó với đại dịch Covid-19. Toàn ngành tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là “Đảm bảo an toàn trường học; tiếp tục đổi mới, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục”; chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đổi mới phương pháp dạy học; xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”... Sau khi kiểm soát được dịch bệnh, ngành tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”; phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: Toàn ngành đã tập trung đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng. Trọng tâm là nêu cao trách nhiệm quản lý Nhà nước của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, người đứng đầu và cán bộ quản lý các trường học. Phối hợp các cơ sở đào tạo sư phạm, các viện nghiên cứu về giáo dục có chất lượng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành.

Từ năm 2021 đến nay, kinh phí chi cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo đạt trên 1.500 tỷ đồng. Cơ sở vật chất các trường học đã đáp ứng đủ 1 phòng/lớp học, đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày; trên 97% số phòng học kiên cố, bán kiên cố, tăng 5% so với năm 2020. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phát triển về số lượng và chất lượng, với 23.468 người, trong đó 2 phó giáo sư; 3 tiến sỹ; 430 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ; 16.920 có trình độ đại học; 4.046 cao đẳng, còn lại giáo viên có trình độ trung cấp.

Thầy giáo Bùi Quốc Khánh, Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, Thành phố, chia sẻ: Trường có 30 lớp học, với hơn 1.100 học sinh. 3 năm học gần đây, nhà trường được đầu tư khang trang, hiện đại, khuôn viên “xanh - sạch - đẹp - an toàn”, thân thiện; triển khai mô hình phòng học thông minh... Sau khi hoàn thiện thêm một số hạng mục, nhà trường phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 vào thời gian tới.

Giờ học tin của thầy và trò Trường THCS Tô Hiệu, Thành phố.

Những kết quả đáng mừng

Đánh giá đúng chất lượng học sinh, ngành tổ chức thi khảo sát chất lượng giáo dục quy mô cấp tỉnh đối với học sinh đầu cấp và cuối cấp. Tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh; tổ chức nghiêm túc kỳ thi tốt nghiệp THPT; kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh cho học sinh THCS và THPT; cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học hằng năm.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở GD&ĐT, chia sẻ: Sở phát động phong trào đổi mới sáng tạo trong dạy và học, các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Từ đó, mỗi trường học chọn mô hình cụ thể, thiết thực, sát với nhiệm vụ được giao và phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt được kết quả quan trọng. Nổi bật là xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 288/595 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm hơn 48%; hiện nay, có 396/597 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 66,33%, vượt chỉ tiêu số trường đạt chuẩn quốc gia hằng năm theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Sơn La được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS mức độ 2 (đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố và thứ 5/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc); đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (đứng thứ 45/63 tỉnh, thành phố).

Tháng 2/2024, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận thành phố Sơn La là thành viên trong mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu (là đơn vị thứ 5 trong toàn quốc đạt được danh hiệu này). Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La có tên trên bản đồ giáo dục thế giới cùng với nền giáo dục của các nước phát triển, là niềm tự hào của tỉnh Sơn La nói chung và của ngành Giáo dục Sơn La nói riêng.

Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp, kết quả thi học sinh giỏi... cũng ghi nhiều dấu ấn. Năm 2020, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt hơn 95,7%, đến năm 2023 đạt 99,7%. Kết thúc học kỳ I, năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 1.202 thí sinh THPT và 811 thí sinh THCS đoạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong 3 năm học gần đây, Sơn La đã đoạt 41 giải học sinh giỏi quốc gia; số lượng giải của năm sau tăng hơn so năm trước; số học sinh đoạt giải không chỉ ở Trường THPT Chuyên Sơn La, mà có cả học sinh ở trường THPT: Chiềng Sinh, Mộc Lỵ, Mai Sơn. Tại cuộc thi Chung kết đường lên đỉnh Olympia, có 1 học sinh Trường THPT Chuyên Sơn La đoạt giải ba.

Trường THCS chất lượng cao Mai Sơn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu đề ra

Bám sát định hướng, chiến lược phát triển, ngành Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, xác định: Xây dựng tỉnh Sơn La trở thành một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của khu vực Tây Bắc và các tỉnh Bắc Lào.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng cho biết thêm: Với mục tiêu đó, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các nghị quyết, đề án, kế hoạch đã ban hành, hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ đột phá trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025. Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

Ngành cũng tập trung nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, kiên quyết chống “bệnh thành tích”. Thực hiện các giải pháp nâng cao tỉ lệ phân luồng học sinh sau THCS; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Triển khai các phong trào thi đua; khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích để lan tỏa, nhân rộng.

Trường tiểu học Chiềng Sinh, Thành phố, được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp.

 Bà Vũ Thị Tuyết, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Châu, chia sẻ: Siết chặt nền nếp, kỷ cương trường, lớp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; vừa là nền tảng để thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua do ngành và địa phương phát động, nhất là phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Nhìn lại những kết quả nổi bật sau hơn nửa nhiệm kỳ qua, lĩnh vực giáo dục và đào tạo của tỉnh ngày càng phát triển toàn diện. Đây là nguồn động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên của ngành tiếp tục cống hiến và thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, thực hiện vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra.        

Bài, ảnh: Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.