Triệu phú vùng cao Tà Xùa

Anh Mùa A Kênh, dân tộc Mông ở bản Tà Xùa, xã Tà Xùa (Bắc Yên), nhờ tích cực lao động sản xuất, mới 32 tuổi đã trở thành triệu phú. Ghi nhận những thành tích đạt được của anh Kênh, năm 2019, huyện Bắc Yên tuyên dương anh là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước.

Anh Mùa A Kênh (đứng giữa) chia sẻ kinh nghiệm trồng chè với người dân bản Tà Xùa.

Trung tuần tháng 9, chúng tôi đến thăm gia đình anh Mùa A Kênh tại bản Tà Xùa. Tiếp đón chúng tôi trong ngôi nhà gỗ 5 gian rộng rãi, khang trang, được làm theo kiểu truyền thống của đồng bào dân tộc Mông vùng cao, anh Kênh bộc bạch: Tôi sinh năm 1988, là con cả trong gia đình nghèo, đông anh em. Mặc dù cha mẹ chịu khó lao động sản xuất, nhưng với tập quán canh tác lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên, đất thì ngày càng bạc màu, nên năng suất cây trồng đạt thấp, kinh tế gia đình eo hẹp “ăn bữa nay, lo bữa mai”.

Dừng câu chuyện, rót chén nước chè Tà Xùa mời khách, anh Kênh nói tiếp: Thương cha mẹ, tôi quyết chí làm giàu. Năm 2008, tốt nghiệp trung học phổ thông, tôi đã mạnh dạn vay họ hàng được hơn 10 triệu đồng để học lái xe tại Trường Cao đẳng công nghệ kỹ thuật Sơn La trong 9 tháng. Thời gian đó, ngoài giờ học tôi đi làm thuê nhiều nghề để có tiền trang trải sinh hoạt hằng ngày, đây cũng là khoảng thời gian tôi đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.

Kết thúc khóa học lái xe trở về quê. Thời gian đầu, anh xin vào lái xe thuê cho các đơn vị vận tải hoạt động trên địa bàn huyện Bắc Yên, vừa có thu nhập, vừa tích lũy kinh nghiệm nghề và học hỏi thêm cách phát triển kinh tế ở những vùng quê anh đến trả hàng. Trong thời gian đó, vài lần anh Kênh mạnh dạn thử sức kinh doanh hàng nông sản, song do tuổi còn trẻ, lại thiếu kinh nghiệm, nên thua lỗ hết cả vốn. Sau những lần thất bại, anh đã suy nghĩ và rút được nhiều bài học kinh nghiệm là trong kinh doanh rất cần có sự năng động, linh hoạt và đặc biệt là “chữ tín” với khách hàng. Không nản chí, anh lại vay tiền họ hàng kinh doanh sơn tra, chè... nhờ đã có kinh nghiệm, nên lần này anh đã thành công, thu được cả phần vốn bị lỗ trước đó và bắt đầu có lãi. Sau mấy năm kinh doanh nông sản, tiết kiệm được 100 triệu đồng và vay thêm 100 triệu đồng của họ hàng, người thân, anh Kênh mua một ô tô tải để chở thuê vật liệu xây dựng và nông sản cho bà con trong bản, trong xã. Từ chở thuê nông sản và vật liệu xây dựng cho người dân, gia đình anh dần dần có thu nhập, kinh tế bắt đầu dư giả.

Dừng câu chuyện về những khó khăn khi mới khởi nghiệp, anh Kênh nói: Điều tôi tâm huyết nhất hiện nay là việc chăm sóc, phục dựng và mở rộng các diện tích chè đặc sản Tà Xùa đã nức tiếng trong tỉnh từ lâu. Quan sát nương chè shan tuyết của gia đình anh Kênh thật đẹp mắt, các luống chè trồng thẳng hàng dài, đều tăm tắp, các ngọn chè non mơn mởn. Anh Kênh nói: Ngoài việc chăm sóc, bảo vệ hơn 2 ha cây chè cổ thụ trên 50 năm tuổi của gia đình, năm 2018, tôi chuyển 1ha đất trồng cây lương thực ngắn ngày năng suất thấp sang trồng chè shan tuyết. Đây là loại chè đang được người tiêu dùng ưu chuộng, vì chè có ưu điểm là màu nước vàng và trong, vị của chè không quá chát mà thanh. Sau khi uống sẽ thấy vị ngọt vẫn còn đọng lại sâu trong cổ họng. 

Nguồn nguyên liệu chè búp tươi dồi dào, cùng kinh nghiệm sao chè đặc sản được ông bà truyền lại, anh Kênh quyết định tự sao chè của gia đình theo phương pháp thủ công. Bởi chè sao theo phương pháp thủ công có vị đậm, thơm đặc trưng và được nước hơn so với chế biến bằng phương pháp công nghiệp. Những kinh nghiệm được truyền lại được anh Kênh áp dụng từ việc hái chè, đó là chỉ hái chè ở những phần cây đã ra búp và hạn chế hái ở phần ngọn để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt. Đồng thời, sao chè ngay sau khi hái để đảm bảo chè luôn có chất lượng cao nhất, sau đó, bảo quản chè thành phẩm ở nơi khô ráo, tránh để chè bị ẩm, mốc làm mất đi hương vị đặc trưng của chè Tà Xùa. Mỗi năm, sản lượng chè thành phẩm của gia đình anh đạt 2 tạ, bán với giá 350.000 - 400.000 đồng/kg, chất lượng chè vượt trội, nên nhiều khách hàng đặt mua.

Không chỉ chăm lo làm giàu cho gia đình, thông qua các mối quan hệ trong kinh doanh vận tải, mỗi năm, anh Kênh còn giới thiệu bán được khoảng 4-5 tạ chè thành phẩm của bà con trong bản cho khách hàng ở các tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ và Hà Nội. Bên cạnh đó, anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương chăm sóc diện tích chè của gia đình hoặc cùng anh đi vận chuyển vật liệu xây dựng và nông sản với mức tiền công từ 200 - 300 nghìn đồng/người/ngày.

 

Anh Mùa A Kênh (ngồi thứ 2, bên phải) bàn với gia đình về hướng phát triển kinh tế.

 

Ông Mùa A Chinh, người có uy tín của bản Tà Xùa nhận xét: Mùa A Kênh rất năng động trong phát triển kinh tế, tích cực nhiệt tình trong các hoạt động của bản, như việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, anh Kênh đã đóng góp 50 triệu đồng để mua vật liệu đổ bê tông tuyến đường trục bản, đồng thời, nhận vận chuyển miễn phí toàn bộ vật liệu làm đường của bản; hỗ trợ các hộ nghèo trong bản không có khả năng đóng góp tiền làm đường giao thông nội bản.

Khởi nghiệp bằng con số “không”: không bằng cấp, không kiến thức, không vốn... nhưng anh Mùa A Kênh đã dám nghĩ, dám làm, hăng say lao động, giờ đây “triệu phú vùng cao” đang có thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm, xứng đáng là tấm gương sáng để tuổi trẻ học và làm theo, góp sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.