Thầy thuốc tận tâm với người bệnh

Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Công Bằng, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được đồng nghiệp đánh giá cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đặc biệt, anh còn được biết đến là người luôn đam mê sáng tạo, nghiên cứu giải pháp khoa học kỹ thuật mới trong điều trị, góp phần cứu chữa người bệnh.

 

Tận tâm với nghề

 

Chúng tôi đến gặp bác sỹ Nguyễn Công Bằng đúng vào lúc anh đang thăm khám cho bệnh nhân vừa mổ xong. Dáng người nhỏ nhắn, mái tóc hoa râm, cử chỉ nhanh nhẹn, tính tình cởi mở, dễ gần, là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về anh. Dành thời gian nghỉ buổi trưa ít ỏi để trò chuyện với chúng tôi, bác sỹ Bằng cho biết: Năm 1997, sau khi  tốt nghiệp Đại học Y Thái Nguyên anh về công tác tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh. Hơn 20 năm trong nghề, anh đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Các đề tài, giải pháp nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm của anh được áp dụng trong công tác khám chữa bệnh, trong đó đáng chú ý là giải pháp “Nghiên cứu áp dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa” được áp dụng hiệu quả tại đơn vị và đã được chuyển giao tới nhiều đơn vị khác. Giải pháp đoạt giải nhì tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 6 (năm 2018) và đoạt giải nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 15 (năm 2019). Khi được hỏi về lý do, động lực để nghiên cứu, sáng tạo trong công tác chuyên môn, anh Bằng cười nói: Với tôi, đam mê là một phần, nhưng hơn hết cả là tình cảm và trách nhiệm vì người bệnh.

 

Đam mê sáng tạo

 

Trong căn phòng làm việc được treo nhiều Bằng khen, Giấy khen, lật từng trang bản mô tả giải pháp “Nghiên cứu áp dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa”, bác sỹ Bằng nói: Viêm phúc mạc ruột thừa (viêm ruột thừa vỡ) là biến chứng nặng, hay gặp của viêm ruột thừa cấp. Nguyên nhân do viêm ruột thừa cấp không được chẩn đoán và xử lý kịp thời, vỡ mủ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc và dẫn đến nhiễm độc toàn thân nặng, thậm chí dẫn đến tử vong. Hiện nay, tuy hiểu biết về viêm ruột thừa và các phương tiện chẩn đoán ngày càng hoàn thiện, nhưng tỷ lệ viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vẫn ở mức khá cao và với trẻ tỷ lệ càng nhiều. Sau khi chẩn đoán, việc thực hiện mổ, phẫu thuật cũng gặp nhiều khó khăn và gây đau đớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, thời gian hồi phục lên đến 10 ngày hoặc hơn, có khi phải mổ đi mổ lại làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình bệnh nhân... Đây chính là động lực thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu thành công giải pháp này.

 

 

 

Bác sỹ Nguyễn Công Bằng thăm khám bệnh nhân sau phẫu thuật.

 

Giải pháp “Nghiên cứu áp dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa” phẫu thuật nội soi ổ bụng được thực hiện dựa trên nguyên lý “Ổ bụng là một khoang ảo nên có thể đưa camera và các dụng cụ phẫu thuật vào để quan sát và phẫu thuật”. Trong khi phẫu thuật, kíp mổ sẽ bơm khí CO2 vào ổ bụng làm phồng rộng thêm ổ bụng tạo thuận lợi cho các thao tác phẫu thuật. Với hệ thống camera và dây dẫn truyền hình ảnh ra màn hình bên ngoài, nên các phẫu thuật viên hoàn toàn có thể quan sát và thực hiện các thao tác phẫu thuật ở bất kỳ vị trí nào trong ổ bụng thông qua bộ dụng cụ mổ nội soi mà hoàn toàn không cần phải mổ mở bụng để can thiệp. So với phẫu thuật thông thường, phẫu thuật nội soi sẽ ít đau đớn hơn do vết rạch rất nhỏ. Nhờ đó mà người bệnh hồi phục cũng nhanh hơn, thời gian nằm viện chỉ từ 3 - 5 ngày, tiết kiệm chi phí, nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng giảm đáng kể, thời gian mổ được rút ngắn, bình quân khoảng 45 phút cho một ca. Từ khi áp dụng thành công giải pháp vào tháng 3/2017, đến nay, phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa đã được áp dụng thường quy tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh với số lượng khoảng 150 bệnh nhân. Hiện tại, giải pháp đã được chuyển giao kỹ thuật và áp dụng thực tế tại Bệnh viện đa khoa Phù Yên, Sông Mã, Bắc Yên và Bệnh viện Quân y 6.

 

Chị  Lò Phượng Khi, bản Nà Hạ, xã Nà Ớt (Mai Sơn) chia sẻ: Tôi bị viêm ruột thừa và được phẫu thuật bằng giải pháp mới, ít đau, chỉ đến ngày thứ 2 sau mổ đã có thể đi lại được.

 

Miệt mài, trách nhiệm và đam mê lao động sáng tạo, bác sĩ Nguyễn Công Bằng đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2012 và 2018; năm 2008, 2011, 2019 đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; năm 2019 được vinh danh trí thức tiêu biểu, điển hình lao động sáng tạo tỉnh Sơn La. Đặc biệt, đề tài “Nghiên cứu áp dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm phúc mạc ruột thừa” đoạt giải nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2019, được giới chuyên môn toàn quốc đánh giá cao, là niềm vinh dự không chỉ riêng của bác sĩ Bằng, mà còn là niềm vinh dự của ngành y Sơn La.

 

Với sự tâm huyết, yêu nghề, hết lòng vì người bệnh, thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Công Bằng đã và đang cống hiến hết mình cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trung Hiếu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa phía nam rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phía Tây có trục ở khoảng 23-26 độ Vĩ Bắc bị nén, đẩy dịch xuống phía Nam và đầy dần lên bởi áp cao lục địa ở phía Bắc kết hợp với vùng hội tụ gió trên mực 1500m Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, vùng thấp có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Kinh tế -
    Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Sơn La đã thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, phát triển các nguồn năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
  • 'Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

    Khoa Giáo -
    Giáo dục kỹ năng sống, giúp học sinh trang bị kiến thức về cuộc sống, rèn luyện cách ứng xử, biết yêu thương, chia sẻ và thích nghi với những tình huống bất ngờ. Đó là cách làm của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, giúp học sinh hình thành nhân cách và lối sống tích cực.
  • '“Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    “Ánh sáng” từ những lớp học xóa mù chữ

    Khoa Giáo -
    Việc phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được các cấp, ngành, địa phương quan tâm thực hiện, giúp nhân dân được tiếp cận thông tin, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • 'Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    Chiềng San chuyển hóa địa bàn không có ma túy

    An ninh trật tự -
    Quyết tâm đẩy lùi ma túy, xã Chiềng San, huyện Mường La, đã triển khai các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế để chuyển hóa, xây dựng các cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn “không có ma túy”, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa ma túy trong cộng đồng.