Thầy giáo vùng cao giàu nghị lực

Gần 10 năm “gieo chữ” ở vùng cao Chiềng Công (Mường La), thầy giáo Đinh Văn Thiểu, dù chỉ có một cánh tay lành lặn, nhưng với ý chí kiên cường, cần mẫn bám trường, bám lớp, thắp sáng ước mơ và “truyền lửa” cho học trò nơi vùng cao còn nhiều gian khó.

Một giờ dạy học của thầy giáo Đinh Văn Thiểu, Trường Tiểu học Chiềng Công.

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất vùng ven sông Đà thuộc xã Tạ Khoa, huyện Bắc Yên, thầy Thiểu bị khuyết tật bẩm sinh cánh tay trái, nhưng ngay từ nhỏ, thầy đã luôn nỗ lực để tự làm mọi việc. Và đặc biệt, ước mơ được đứng trên bục giảng dạy chữ cho đàn em nhỏ khiến chàng trai Đinh Văn Thiểu quyết tâm vượt mọi khó khăn, theo học chuyên ngành giáo dục tiểu học (Trường Đại học Hải Phòng). Năm 2010, sau khi tốt nghiệp, thầy công tác tại Trường Tiểu học Chiềng Công.

Nhận công tác tại trường vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Mường La, giao thông cách trở, đối với người lành lặn tay chân đã vất vả, đối với thầy Thiểu lại càng khó khăn hơn. Mỗi lẫn về thăm nhà, thầy Thiểu phải đi nhờ xuống huyện, sau đó đón xe khách về xã Tạ Khoa, rồi đi thêm một chuyến thuyền mới tới nhà.  Nhưng với sự yêu nghề, thầy Thiểu luôn trăn trở nghiên cứu phương pháp truyền đạt kiến thức cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu và về các bản vận động học sinh đến trường. Thầy Thiểu tâm sự: Tôi từng được phân công giảng dạy tại nhiều điểm trường như điểm trung tâm, bản Co Sủ Trên, bản Tảo Ván. Những ngày đầu đến các điểm trường vùng sâu, vùng xa, cách trung tâm xã từ 5 đến 28 km, do bất đồng ngôn ngữ, chưa hiểu phong tục tập quán của người dân sở tại khiến cho việc giao tiếp, sinh hoạt và giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Thêm nữa, do cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số phần lớn đều nghèo, phải lo cái ăn, cái mặc, nên nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học của con trẻ, hoặc không đủ điều kiện lo cho con em đến trường. Vì vậy, việc duy trì học sinh đến lớp thường xuyên là không dễ. Trong hành trình cùng đồng nghiệp vượt rừng, lội suối đến từng gia đình để trò chuyện, động viên bà con cho trẻ tới trường, tôi đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, của học sinh để tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ những trường hợp đặc biệt khó khăn, như mua cho các em chiếc ba lô, tặng quần, áo...

Với thầy Thiểu, hoàn cảnh và ước mơ của bản thân là câu chuyện thầy chọn để tâm sự, chia sẻ và "truyền lửa" tới học trò. Thầy chứng minh cho các em học sinh thấy rằng, dù bản thân bị khuyết tật, gặp nhiều khó khăn, nhưng những cố gắng, nỗ lực sẽ biến ước mơ thành hiện thực. Thầy còn luôn động viên, lắng nghe nguyện vọng, ước mơ của học trò để đưa ra lời khuyên, hỗ trợ các em trong học tập và trong cuộc sống. Tâm sự với chúng tôi, thầy Thiểu mong muốn các cấp, các ngành, các “mạnh thường quân” quan tâm hơn nữa học trò ở xã vùng cao Chiềng Công; mong sẽ có thêm nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất cho các điểm trường lẻ còn là nhà tạm; có thêm những cuốn sách, vở, chiếc áo, đôi giày ấm... để các em học sinh nghèo nơi đây vững bước tới trường.

Gần 10 năm gắn bó với mảnh đất và người dân xã Chiềng Công, thầy giáo Đinh Văn Thiểu không chỉ nỗ lực đem “con chữ” đến với trẻ em dân tộc thiểu số, mà còn là điểm tựa tinh thần cho học trò. Chính vì lẽ đó, thầy luôn nhận được sự kính trọng, tin yêu của học sinh, của đồng nghiệp và nhân dân trong xã. Từ nhiệt huyết, gắn bó với nghề, thần Thiểu đã truyền thụ, tiếp thêm kiến thức cho bao thế hệ học trò vùng cao Chiềng Công.

Lê Hạnh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Trải nghiệm Điện Biên lịch sử, khám phá thiên nhiên và văn hóa Tây Bắc

    Trải nghiệm Điện Biên lịch sử, khám phá thiên nhiên và văn hóa Tây Bắc

    Emagazine -
    Du lịch Điện Biên là một hành trình mà du khách không chỉ ôn lại trang sử vẻ vang của dân tộc qua Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ nơi núi rừng Tây Bắc và tìm hiểu bản sắc văn hóa độc đáo của 19 dân tộc anh em.
  • 'Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/4/2025, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 30, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 108/2025/NQ-HĐND về việc quy định nguyên tắc, phạm vi, nội dung, mức hỗ trợ và việc sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Sơn La.
  • 'Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sơn La trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thời sự - Chính trị -
    Cách đây 71 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 11/7/1954, công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ, có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La.
  • 'Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Cán bộ Kiểm sát tận tụy, trách nhiệm với công việc

    Gương sáng bản làng -
    Với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc, luôn năng động, tích cực trong các hoạt động đoàn và nghiên cứu khoa học, chị Trần Diệu Linh, kiểm sát viên trung cấp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La, đã góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát tận tụy, tận tâm với nghề.
  • 'Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất

    Xã hội -
    Phát triển nông nghiệp bền vững, thị xã Mộc Châu luôn ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi; chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các xã, phường thường xuyên duy tu, cải tạo và nâng cấp công trình thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới cho các diện tích đất canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.