Thanh niên “9x” làm giàu trên lòng hồ thủy điện

Nhắc đến Quàng Văn Chỉnh (sinh năm 1992), người dân tộc La Ha, ở bản Huổi Hẹ, xã Nặm Ét (Quỳnh Nhai), nhiều người dân trong xã đều biết bởi anh đảm nhận khá nhiều việc, vừa là cán bộ hợp đồng của văn phòng Đảng ủy xã theo Đề án bố trí, tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc Mông và một số dân tộc thiểu số ít người trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2021; vừa là Bí thư chi đoàn bản Huổi Hẹ, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) thủy sản Huổi Pao, là một trong những cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế của xã.

 

Anh Quàng Văn Chỉnh với mô hình nuôi cá lồng.  

           Ảnh: P.V

Qua cuộc trò chuyện với anh Quàng Văn Chỉnh, chúng tôi được biết: Năm 2015, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Tây Bắc, anh về địa phương cùng gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp. Cuối năm đó, được đồng chí Lê Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Nặm Ét (đội viên Dự án 600 tri thức trẻ) lúc đó, nay là chuyên viên Phòng Nông nghiệp, Phó Tổ trưởng Tổ tư vấn thủy sản huyện tư vấn, hướng dẫn tận dụng diện tích lòng hồ sông Đà để nuôi cá lồng, anh đã mạnh dạn thực hiện nuôi thử 2 lồng cá trắm, tận dụng nguồn thức ăn dồi dào từ lá sắn, ngô, cỏ sau một thời gian thấy cá lớn nhanh, mang lại lợi ích kinh tế cao. Năm 2016, anh vận động đoàn viên và các hộ gia đình trong bản tham gia nuôi cá lồng, thành lập HTX thủy sản Huổi Pao chính thức hoạt động vào tháng 8/2017 với 11 thành viên và anh được tín nhiệm bầu làm giám đốc HTX.

Nhớ lại những ngày đầu thành lập anh Chỉnh chia sẻ: Ngày mới thành lập, HTX còn gặp khó khăn về vốn và kinh nghiệm. Để giải quyết bài toán này, các thành viên HTX tích cóp tiền từ việc bán ngô, sắn để mua vật liệu làm lồng cá; tận dụng lá sắn, lá ngô, lá chuối rừng, nấu củ sắn trộn cùng cám để nuôi cá; đồng thời tích cực đi học hỏi kinh nghiệm các HTX nuôi cá lồng ở trong huyện; tham gia các lớp tập huấn về thủy sản do huyện, tỉnh tổ chức; thường xuyên cập nhật những kiến thức kỹ thuật thông qua internet, sách, báo, các tài liệu khoa học, dần dần tích lũy cho bản thân nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi thủy sản. Hiện, HTX đang nuôi 50 lồng cá các loại, doanh thu hằng năm của HTX trừ chi phí thu về gần 300 triệu đồng, mức thu nhập bình quân từ 3-4 triệu đồng/tháng/thành viên. Từ hiệu quả của mô hình nuôi cá lồng của HTX, nhiều hộ dân trong xã đã học tập, làm theo, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Không chỉ năng động trong phát triển kinh tế, trên cương vị là Bí thư chi đoàn bản, anh hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, thực hiện hiệu quả các phong trào như: vận động ĐVTN tham gia nạo vét kênh mương; quét dọn vệ sinh môi trường vào mỗi thứ 7, chủ nhật hằng tuần, giúp đỡ gia đình bị thiệt hại do thiên tai, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao do đoàn xã, huyện tổ chức, giao lưu bóng đá với các chi đoàn lân cận; tổ chức các trò chơi dân gian vào dịp kỉ niệm, lễ, tết... Đặc biệt là trong việc vận động ĐVTN trong Chi đoàn phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia xây dựng các mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ với mục tiêu “ĐVTN không để đói nghèo”. Nhờ vậy, trong Chi đoàn không có đoàn viên thanh niên thuộc hộ nghèo, nhiều đoàn viên thanh niên có thu nhập ổn định từ trồng trọt, chăn nuôi với mức thu nhập từ 60-80 triệu đồng/năm. Với những thành tích đạt được, anh Chỉnh được Tỉnh Đoàn công nhận danh hiệu “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” cấp tỉnh giai đoạn 2016-2018.

Nói về anh Quàng Văn Chỉnh, đồng chí Lò Văn Đôi, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nặm Ét khẳng định: Đồng chí Chỉnh không những hoàn thành xuất sắc vai trò, chức trách là Bí thư chi đoàn, cán bộ xã thực hiện hiệu quả hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở địa phương; trong lĩnh vực phát triển kinh tế, anh còn luôn tiên phong đi đầu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần làm giàu chính đáng cho gia đình, tạo việc làm cho đoàn viên và người dân tại địa phương.

Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    An ninh trật tự -
    Ngày 26/11, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 – 2025 và Đề án Công tác công an tham mưu thu hút các dự án kinh tế trọng điểm đầu tư vào địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.