Thành công từ trồng nấm đông trùng hạ thảo Phong Mộc

Tốt nghiệp khoa toán, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, nhưng anh Lê Thế Anh, tiểu khu Bệnh viện II, thị trấn Nông trường Mộc Châu (Mộc Châu) lại chọn con đường nghiên cứu nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo. Với đam mê và quyết tâm, anh Lê Thế Anh đã trồng thành công loại nấm quý này. Sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo của anh đã được đăng ký nhãn hiệu với đầu ra ổn định, đem lại lợi nhuận cao.

 

 

Nấm đông trùng hạ thảo trong buồng cấy vi sinh.

 

Năm 2014, anh Lê Thế Anh phối hợp với các chuyên gia nghiên cứu về nấm đông trùng hạ thảo Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Quá trình nghiên cứu mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí. Gia đình anh khuyên anh dừng lại bởi điều kiện còn khó khăn, mà việc mang giống nấm từ Trung Quốc về nuôi cấy giống tại trường, rồi từ trường về Mộc Châu đã nhiều lần thất bại. Nhưng anh không nản chí, sau 3 năm kiên trì theo đuổi, anh Thế Anh mới có mẻ nấm đông trùng hạ thảo đầu tiên được nuôi trồng thành công tại cơ sở ở Mộc Châu.

 

Dẫn chúng tôi thăm nơi sản xuất nấm đông trùng hạ thảo Phong Mộc trong 2 gian phòng rộng khoảng 30 m2, anh Thế Anh chia sẻ: Năm 2017, vụ nấm đầu tiên, tôi thu được 7 kg đông trùng hạ thảo tươi. Tôi đã mang mẫu nấm đi kiểm nghiệm, xác định thành phần các chất và độ an toàn, tất cả các chỉ số đều đạt yêu cầu. Số nấm này sau đó được một công ty dược tại Hà Nội đặt mua làm dược liệu.

 

Theo anh Lê Thế Anh, nguyên liệu tạo ra nấm đông trùng hạ thảo Phong Mộc luôn đảm bảo sạch, an toàn với các thành phần chính, gồm: Nhộng tằm đực sấy khô, nước dừa xiêm, gạo lứt đỏ loại 1, dịch chiết khoai tây tươi. Đặc biệt, trong thành phần nguyên liệu còn có lá đu đủ,  là điểm tạo nên sự khác biệt của nấm đông trùng hạ thảo Phong Mộ, bởi chất trong lá đu đủ tươi có khả năng kháng ung thư cao. Tất cả những nguyên liệu này có thể đảm bảo cung cấp các dưỡng chất cần thiết để nuôi cấy và tạo thành các thành phần quý trong nấm đông trùng hạ thảo, tăng giá trị về y dược trong sản phẩm mà cơ sở Phong Mộc sản xuất ra.

 

Quá trình nuôi cấy nấm cũng yêu cầu tỉ mỉ, chính xác và mất nhiều công đoạn. Trong đó, quan trọng nhất là khâu bảo quản giống và lắc giống để chuẩn bị cho công đoạn cấy giống. Giống nấm được cấy trong buồng cấy vi sinh, sau đó được theo dõi thường xuyên về quá trình sinh trưởng và phát triển. Thời gian sinh trưởng của nấm đông trùng hạ thảo ở Mộc Châu mất khoảng 65 ngày là có thể thu hoạch.

 

Hiện tại, mỗi năm cơ sở sản xuất nấm đông trùng hạ thảo Phong Mộc sản xuất được 30 kg nấm tươi. Đông trùng hạ thảo được chứng nhận có chứa các thành phần hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh về tim mạch, phổi, tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi sức khỏe... Nấm tươi được bán cho công ty dược và sản xuất thành các sản phẩm: Nấm đông trùng hạ thảo sấy khô thăng hoa, bột đông trùng hạ thảo, rượu nấm đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo ngâm mật ong rừng. Sắp tới, cơ sở sẽ sản xuất thêm sản phẩm trà đông trùng hạ thảo, thuốc từ đông trùng hạ thảo. Sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo Phong Mộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu năm 2018 và được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2019.

 

Từ sản xuất nấm đông trùng hạ thảo mang lại lợi nhuận mỗi năm trên 1,2 tỷ đồng cho cơ sở sản xuất của anh Lê Thế Anh. Song với anh, điều tâm huyết nhất là có thể làm ra sản phẩm sạch, dược liệu tốt; tiến tới mở rộng quy mô sản xuất để có thể cung cấp sản phẩm cho thị trường rộng lớn hơn với giá bán phù hợp với người tiêu dùng, để nhiều người trong xã hội được sử dụng sản phẩm tốt cho sức khỏe.

Thanh Đào
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Quốc hội nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

    Quốc hội nhất trí sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

    Thời sự - Chính trị -
    Với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
  • 'Sử dụng địa danh “Mộc Châu” cho sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch

    Sử dụng địa danh “Mộc Châu” cho sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch

    Bạn cần biết -
    Ngày 5/5/2025, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1032/QĐ-UBND cho phép UBND thị xã Mộc Châu sử dụng địa danh “Mộc Châu” để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Mộc Châu” cho các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch của thị xã Mộc Châu và xác nhận bản đồ khu vực địa lý tương ứng với nhãn hiệu chứng nhận “Mộc Châu” cho các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch của thị xã Mộc Châu.
  • 'Chuẩn bị các điều kiện tổ chức giao ban công tác biên giới mở rộng

    Chuẩn bị các điều kiện tổ chức giao ban công tác biên giới mở rộng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/5, đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã chủ trì họp, nghe báo cáo tình hình các nội dung chuẩn bị giao ban công tác biên giới mở rộng năm 2025 giữa tỉnh Sơn La với tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Luông Pha Bang, nước CHDCND Lào.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa phía nam rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phía Tây có trục ở khoảng 23-26 độ Vĩ Bắc bị nén, đẩy dịch xuống phía Nam và đầy dần lên bởi áp cao lục địa ở phía Bắc kết hợp với vùng hội tụ gió trên mực 1500m Thời tiết: Mây thay đổi, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, ngày có mưa vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày nắng, vùng thấp có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.
  • 'Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng

    Kinh tế -
    Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Sơn La đã thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, phát triển các nguồn năng lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng trên địa bàn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.