Làm giàu trên vùng quê mới

Được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thuận Châu giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình chị Lò Thị Dưng, bản Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha, một phụ nữ đảm đang, tháo vát, là điển hình trong việc phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Chị Lò Thi Dưng, bản Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha (Thuận Châu) thu hái quả thanh long.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn khang trang, chị Dưng kể lại những ngày đầu khi lập nghiệp trên vùng đất mới. Năm 2007, gia đình chị Dưng cùng 29 hộ dân bản Nghe Tỏng, xã Mường Chiên (Quỳnh Nhai) chuyển về tái định cư tại bản Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha (Thuận Châu) để nhường đất xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Những ngày đầu chuyển về vùng đất mới, cũng như các gia đình khác thuộc diện tái định cư, gia đình chị gặp nhiều khó khăn. Do chưa quen với môi trường và khí hậu, thời tiết, đặc biệt là cách thức canh tác mới khi trước đây ở quê cũ chủ yếu là trồng lúa nước. Với diện tích đất được giao hơn 1 ha nương cà phê và 3 ha đất nương đồi núi đá, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân sở tại, cộng với bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó của người nông dân, chị Dưng và gia đình đã không quản ngại khó khăn, tập trung phát triển diện tích cây cà phê được nhận, đồng thời cải tạo quy hoạch diện tích đất được giao, lựa chọn những cây trồng thích hợp để phát triển kinh tế gia đình.

Chị Dưng mời chúng tôi đi thăm trang trại của gia đình, quả thực chúng tôi hết sức ấn tượng về quy hoạch khá bài bản, khoa học, khi được phân thành từng khu riêng để trồng cây cà phê, thanh long, cam, bưởi, chanh leo, sa nhân... Chị Dưng nói: Sau khi tiếp nhận diện tích cây cà phê, nhờ thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc, cây phát triển tốt cho thu hoạch khoảng 8 tấn quả/ha, thấy lợi ích của cây cà phê gia đình mở rộng lên gần 2 ha, trồng xen với đào Pháp và mận tam hoa. Diện tích còn lại, gia đình không trồng ngô hay lúa nương mà cải tạo để trồng cây cam, bưởi, thanh long và chanh leo, diện tích nương sát chân núi trồng cây sa nhân. Để cây trồng phát triển tốt, gia đình vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội hội đầu tư hệ thống tưới ẩm.

Đất không phụ công người, sau bao ngày bỏ mồ hôi, công sức, tiền của, đến nay, khu đồi trống ngày trước đã trở thành vườn cây ăn quả xanh tốt, mùa nào cũng có sản phẩm để bán, thu nhập từ trồng cây ăn quả, cà phê, sa nhân hằng năm trên 300 triệu đồng. Chị Dưng tâm sự: Có được kết quả như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực gia đình là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là của Hội Phụ nữ đã tạo điều kiện giúp chị em chúng tôi được tiếp cận nhiều kiến thức khoa học, học tập các mô hình làm kinh tế giỏi, qua đó đã động viên, khích lệ chúng tôi cố gắng vươn lên trong lao động sản xuất. Từ những kết quả trên, gia đình chị Dưng đã ổn định cuộc sống, mua sắm được nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt và sản xuất và có điều kiện chăm lo tốt cho con cái học tập, trưởng thành.

Càng mừng hơn, từ thành công mô hình trồng cây ăn quả của gia đình chị Dưng, nhiều hộ dân trong bản và các bản lân cận đến học tập, làm theo để cùng nhau làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây mái ấm, dựng niềm tin

    Xây mái ấm, dựng niềm tin

    Xã hội -
    Cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, huy động các nguồn lực thực hiện, Sơn La đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, về đích trước 5 tháng so với kế hoạch. Những ngôi nhà kiên cố được hoàn thành, biến ước mơ an cư lạc nghiệp của hàng nghìn gia đình khó khăn thành hiện thực, bảo đảm an sinh xã hội.
  • 'Những ngôi nhà thắm tình quân - dân

    Những ngôi nhà thắm tình quân - dân

    Xã hội -
    Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025”, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực huy động nguồn lực, trực tiếp đóng góp tiền của, ngày công giúp nhân dân biên giới xây dựng nhà ở kiên cố, an cư, bám bản, giữ đất, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
  • 'Huy động sức dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Huy động sức dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta. Cùng với các nguồn lực từ Nhà nước, doanh nghiệp, các địa phương trong tỉnh đã huy động sức dân để hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo, gia đình chính sách.
  • 'Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường

    Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường

    Nông thôn mới -
    Phong trào “Xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp” gắn với xây dựng nông thôn mới, đang được huyện Phù Yên triển khai hiệu quả, ngày càng lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, góp phần giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí về môi trường.
  • 'Mang tấm lòng thiện nguyện đến với cộng đồng

    Mang tấm lòng thiện nguyện đến với cộng đồng

    Sức khỏe -
    Trong hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ, luôn có các tình nguyện viên nhiệt tình, kiên trì đồng hành. Họ được ví như “cánh tay nối dài”, không ngại khó khăn, với tấm lòng thiện nguyện luôn chia sẻ yêu thương đến cộng đồng.
  • 'Nông dân Sốp Cộp làm theo lời Bác

    Nông dân Sốp Cộp làm theo lời Bác

    Cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội Nông dân huyện Sốp Cộp đã phát động mỗi cơ sở hội đăng ký xây dựng một mô hình tiêu biểu về phát triển kinh tế để triển khai, nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của hội viên, nông dân.
  • '“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”

    “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”

    Khắc ghi lời Bác dặn “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”, Ban Thường vụ Huyện ủy Vân Hồ đã lựa chọn nhiều nội dung đột phá trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với nhiệm vụ chính trị, sát với thực tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Nâng cấp tuyến tỉnh lộ 109 từ xã Nậm Păm đi xã Ngọc Chiến; Đề nghị bãi bỏ khoản 3, Điều 1, Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Đầu tư rãnh thoát nước hai bên tuyến QL4G tại khu vực ngã 3 bản Púng, xã Chiềng Khoong; Xây dựng tuyến đường bê tông từ Đội 2, xã Liên Hòa, huyện Vân Hồ
  • 'Khai thác lợi thế phát triển kinh tế bền vững

    Khai thác lợi thế phát triển kinh tế bền vững

    Kinh tế -
    Là xã vùng III của huyện Thuận Châu, xã Bản Lầm, có 957 hộ chủ yếu là dân tộc Thái và Mông, sinh sống tại 6 bản. Đời sống người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.