Hiệu quả mô hình nuôi thỏ

Hiện nay, gia đình anh Cầm Văn Tuấn, bản Mỏ, xã Tân Lang (Phù Yên) có 120 con thỏ giống, hằng năm bán ra thị trường hàng nghìn con thỏ thương phẩm và thỏ giống, thu nhập 120 triệu đồng.

                                       

Anh Cầm Văn Tuấn, bản Mỏ, xã Tân Lang (Phù Yên) chăm sóc đàn thỏ của gia đình.

             

Trò chuyện với anh Cầm Văn Tuấn được biết, thông qua internet, anh đã tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế ở một số địa phương, trong đó thấy mô hình nuôi thỏ phù hợp với gia đình. Vì vậy, năm 2014, anh đi tham quan thực tế mô hình nuôi thỏ ở tỉnh Yên Bái và mua 7 con thỏ giống (giống thỏ New Zealand) về nuôi. Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm nên thỏ bị bệnh và chết. Không nản, anh tiếp tục học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi và tăng dần số lượng thỏ mẹ. Đến năm 2018, gia đình anh được doanh nghiệp Quang Thanh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm thỏ thịt. Hiên, trung bình mỗi năm gia đình anh xuất bán 700 kg thỏ thương phẩm, với giá 100.000 đồng/kg, thu 70 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn xuất bán hàng nghìn con thỏ giống, với giá 160.000 đồng/đôi, trừ chi phí mỗi năm thu hơn 120 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Tuấn đang duy trì nuôi 120 con thỏ mẹ, cứ một con thỏ mẹ đẻ 7-8 lứa/năm, mỗi lứa 6-7 con, nuôi 3 tháng thỏ sẽ đạt trọng lượng 2-2,3 kg/con và có thể xuất bán.

             

Chia sẻ việc nuôi thỏ, anh Tuấn cho biết: Chuồng nuôi thỏ cần được vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm vào mùa đông. Thỏ con sau sinh 30 ngày sẽ tách mẹ, đó là thời điểm thỏ con dễ mắc bệnh đường ruột, nên cần chú ý đảm bảo thức ăn sạch sẽ, liều lượng vừa đủ. Thỏ là động vật ăn tạp, với các loại lá như cỏ, lá chuối, lá sắn chiếm 70%, còn lại cho ăn thêm cám công nghiệp.

             

Anh Tuấn đã đầu tư làm 160 lồng bằng kim loại kẽm để nuôi thỏ mẹ và thỏ thịt; làm máng chứa thức ăn, hệ thống ống dẫn nước tự động đến từng chuồng để thỏ uống nước. Chuồng đặt cách nền xi măng 60 cm, phần nền chuồng có độ nghiêng để thuận lợi cho việc rửa trôi chất thải xuống hầm biogas, đảm bảo không ô nhiễm môi trường và tận dụng khí đốt sinh ra từ hầm biogas, phục vụ đun nấu, mỗi năm gia đình anh tiết kiệm được từ 3-4 triệu đồng mua chất đốt.

             

Không phải lo đầu ra của sản phẩm đã giúp gia đình anh Tuấn yên tâm phát triển chăn nuôi. Mô hình kinh tế của gia đình anh Cầm Văn Tuấn đang được bà con trên địa bàn đến học hỏi kinh nghiệm và làm theo.

Lò Luận
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đổi thay ở Nặm Giắt

    Đổi thay ở Nặm Giắt

    Kinh tế -
    Về bản Nặm Giắt, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, những ngày này, chúng tôi hết sức ấn tượng bởi màu xanh của những đồi chè, vườn cà phê chín đỏ đang vào vụ thu hoạch. Nặm Giắt hôm nay đã có nhiều đổi thay, người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, mà đã biết cách lựa chọn các phương thức sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế.
  • 'Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn

    Xã hội -
    Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Châu đã triển khai hiệu quả chính sách tín dụng, giúp hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở nông thôn trên địa bàn.
  • 'Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Nhiều giải pháp chuyển đổi số

    Chuyển đổi số -
    Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số của ngành Kiểm sát Sơn La thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và các hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới.
  • 'Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Tiếp sức cho học sinh đến trường

    Khoa Giáo -
    Trường THCS Ngọc Chiến, huyện Mường La, tập trung làm tốt công tác nấu ăn bán trú cho học sinh, góp phần duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng III đặc biệt khó khăn.
  • 'Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khen thưởng

    Xã hội -
    Những năm qua, công tác khen thưởng của tỉnh không ngừng được đổi mới, bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch, coi trọng phát hiện, lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng, góp phần động viên cổ vũ kịp thời phong trào thi đua trên mọi lĩnh vực.
  • 'Tuổi trẻ Bắc Yên học và làm theo Bác

    Tuổi trẻ Bắc Yên học và làm theo Bác

    Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tuổi trẻ Bắc Yên đã triển khai nhiều công trình, phần việc cụ thể, thiết thực, ý nghĩa, tạo không khí thi đua sôi nổi; phát huy vai trò xung kích trong phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.