Gặp triệu phú bản Tà Lọt

Dám nghĩ, dám làm, năng động phát triển kinh tế gia đình, ông Đinh Văn Hồng, bản Tà Lọt, xã Tà Lại (Mộc Châu) có thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm từ mô hình vườn, ao, chuồng (VAC). Mô hình kinh tế của gia đình ông được nhiều người đến tham quan để làm theo.

Ông Đinh Văn Hồng bản Tà Lọt, xã Tà Lại (Mộc Châu) chăm sóc ao cá.

Năm 2013, từ nguồn vốn tiết kiệm của gia đình, ông Hồng đầu tư chăn nuôi lợn bản lai lợn rừng, với hơn 20 con lợn nái. Đến cuối năm 2017, ông vay gần 1 tỷ đồng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mộc Châu mở rộng quy mô chăn nuôi, nâng tổng đàn lợn lên trên 250 con, trong đó hơn 60 con lợn nái. Để có thức ăn cho đàn lợn,  gia đình ông đã trồng hơn 1,5 ha chuối tây, mỗi ngày băm khoảng 2 tạ thân cây chuối trộn với 30 kg bột ngô, 30 kg cám gạo cho lợn ăn 2 bữa chính. Ngoài ra, tận dụng khu đất trống gần nhà, ông rào xung quanh để khi lợn ăn xong thả vào đó, lợn sẽ chạy nhiều, thịt săn chắc, thơm ngon, ít mỡ. Để tránh đàn vật nuôi bị bệnh dịch, gia đình ông thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại; tiêm phòng cho đàn lợn… Hiện nay, đàn lợn của gia đình ông Hồng luôn được các nhà hàng khu vực 82 huyện Mộc Châu và các nhà nghỉ cộng đồng (Homestay) ở bản Hua Tạt (Vân Hồ)... đặt mua. Mỗi tháng gia đình ông xuất chuồng hơn 50 con, bán với giá trung bình 90.000 đồng/kg, thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/tháng, trừ chi phí thu lãi trên 300 triệu đồng/năm.

Dẫn chúng tôi đi thăm 2 dãy chuồng chăn nuôi lợn cạnh bờ ao, với hơn 50 ngăn chuồng sạch sẽ, ông Hồng cho biết: Dù hiện có nhiều hộ, doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi lợn, nhưng đàn lợn của gia đình vẫn “cung không đủ cầu”, do chất lượng sản phẩm lợn thơm ngon, an toàn.

Cùng với đầu tư chăn nuôi lợn, gia đình ông còn đào ao nuôi thả cá giống và cá thịt. Với 6 ao cá, nuôi các loại cá: Trắm, trôi, rô đơn tính, lăng... mỗi năm xuất bán hơn 2 tấn cá giống cho các gia đình trong xã và một số xã lân cận, sau khi trừ chi phí, thu trên 160 triệu đồng/năm. Theo kinh nghiệm chăn nuôi cá giống của ông Hồng, mỗi năm tát ao, vớt bùn và xử lý bằng vôi bột để đảm bảo vệ sinh ao cá, ít xảy ra dịch bệnh.

Không dừng lại, với số tiền tiết kiệm được từ chăn nuôi, năm 2017, gia đình ông Hồng đã đầu tư trồng 2 ha cây ăn quả, chủ yếu là xoài, nhãn ghép… dự tính năm 2019 sẽ cho thu hoạch.

Ông Hồng còn tích cực cùng Ban Quản lý bản tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ổn định an ninh trật tự địa bàn... Đồng thời, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Với những kết quả trên, từ năm 2014 đến nay, gia đình ông Đinh Văn Hồng đã được UBND huyện Mộc Châu tặng Giấy khen về thành tích trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

A Trứ (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Những ngôi nhà thắm tình quân - dân

    Những ngôi nhà thắm tình quân - dân

    Xã hội -
    Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025”, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực huy động nguồn lực, trực tiếp đóng góp tiền của, ngày công giúp nhân dân biên giới xây dựng nhà ở kiên cố, an cư, bám bản, giữ đất, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
  • 'Huy động sức dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Huy động sức dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta. Cùng với các nguồn lực từ Nhà nước, doanh nghiệp, các địa phương trong tỉnh đã huy động sức dân để hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo, gia đình chính sách.
  • 'Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường

    Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường

    Nông thôn mới -
    Phong trào “Xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp” gắn với xây dựng nông thôn mới, đang được huyện Phù Yên triển khai hiệu quả, ngày càng lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, góp phần giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí về môi trường.
  • 'Mang tấm lòng thiện nguyện đến với cộng đồng

    Mang tấm lòng thiện nguyện đến với cộng đồng

    Sức khỏe -
    Trong hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ, luôn có các tình nguyện viên nhiệt tình, kiên trì đồng hành. Họ được ví như “cánh tay nối dài”, không ngại khó khăn, với tấm lòng thiện nguyện luôn chia sẻ yêu thương đến cộng đồng.
  • 'Nông dân Sốp Cộp làm theo lời Bác

    Nông dân Sốp Cộp làm theo lời Bác

    Cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội Nông dân huyện Sốp Cộp đã phát động mỗi cơ sở hội đăng ký xây dựng một mô hình tiêu biểu về phát triển kinh tế để triển khai, nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của hội viên, nông dân.
  • '“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”

    “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”

    Khắc ghi lời Bác dặn “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”, Ban Thường vụ Huyện ủy Vân Hồ đã lựa chọn nhiều nội dung đột phá trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với nhiệm vụ chính trị, sát với thực tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Nâng cấp tuyến tỉnh lộ 109 từ xã Nậm Păm đi xã Ngọc Chiến; Đề nghị bãi bỏ khoản 3, Điều 1, Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Đầu tư rãnh thoát nước hai bên tuyến QL4G tại khu vực ngã 3 bản Púng, xã Chiềng Khoong; Xây dựng tuyến đường bê tông từ Đội 2, xã Liên Hòa, huyện Vân Hồ
  • 'Khai thác lợi thế phát triển kinh tế bền vững

    Khai thác lợi thế phát triển kinh tế bền vững

    Kinh tế -
    Là xã vùng III của huyện Thuận Châu, xã Bản Lầm, có 957 hộ chủ yếu là dân tộc Thái và Mông, sinh sống tại 6 bản. Đời sống người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.