Câu chuyện về người con ưu tú của bản Mông

Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi trở lại bản Dân Quân, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu tìm gặp anh Thào A Bua, chàng thanh niên dân tộc Mông trẻ nhất, duy nhất của tỉnh Sơn La vinh dự tham gia Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức vào đầu tháng 6/2018.

 

A Thào A Bua tiên phong trong việc chuyển đổi cây trồng trên đất dốc.

 

Giữa cái nắng cuối hè, bản Dân Quân hiện lên yên bình bên đỉnh Pha Luông hùng vĩ, hai bên con đường bê tông dẫn vào bản là những vườn cây ăn quả xanh mướt. Trong căn nhà gỗ truyền thống, anh Thào A Bua đón chúng tôi bằng nụ cười thân thiện. Dáng người nhỏ nhẹ cùng cách nói chuyện từ tốn của anh khiến tôi lập tức bị cuốn hút. Rót chén nước mời khách, anh Bua chia sẻ về cuộc đời mình. Sinh năm 1982 ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, đến năm 1991, anh cùng gia đình chuyển về xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ sinh sống, năm 1999, anh cùng gia đình một lần nữa chuyển về bản Dân Quân, xã Chiềng Sơn để nhường đất xây dựng thủy điện. Gia đình có bảy anh chị em, nhưng chỉ có anh và em gái út được đi học. Biết mình là người may mắn khi được học cái chữ, anh luôn tự nhủ phải cố gắng làm những việc có ích cho bản thân, làm giàu cho gia đình và xã hội. Cùng nhau thi đua xóa bỏ tập tục lạc hậu, không sử dụng và vận chuyển ma túy cũng là thể hiện tinh thần yêu nước.

Anh Bua kể “Đến nay, mình đã tham gia công tác mặt trận được hơn 10 năm, nhớ ngày đầu tham gia công tác mặt trận của bản, lúc đó mình còn đang là học sinh Trường THCS Chiềng Ve. Trong bản ít có người biết chữ nên khi 26 tuổi, mình được mọi người tin tưởng bầu làm Trưởng Ban Công tác mặt trận bản. Biết là khó khăn, nhưng mình quyết tâm nắm bắt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền đến bà con”.

Một thời, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu từng là điểm nóng ma túy vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam. Bản Dân Quân cũng phải hứng chịu những nỗi đau từ ma túy đem lại. Chứng kiến nhiều đồng bào dân tộc mình tan cửa, nát nhà vì rơi vào vòng xoáy của tệ nạn ma túy, Thào A Bua chia sẻ: Mới đầu, những đối tượng vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma túy nghe mình khuyên can, giải thích thì họ cho rằng mình đang nói xấu họ, không muốn cho họ làm giàu. Mỗi lần đi tuyên truyền là một lần đấu tranh tư tưởng giữa mình và họ. Vượt qua khó khăn, với quyết tâm cao, tôi đã nhờ cả các già làng, người có uy tín trong bản cùng đi thuyết phục dân bản từ bỏ ma túy; chỉ cho họ những hoàn cảnh đáng thương, tù tội của những gia đình có người vận chuyển, buôn bán ma túy. Nhờ đó, những ánh mắt nghi ngờ, thiếu thiện cảm dành cho mình cũng phai dần, họ đã hiểu và quyết tâm quay lại làm người tốt. Bản Dân Quân giờ đây không còn các đối tượng buôn bán, sử dụng ma túy, người dân trong bản luôn tin yêu và coi tôi như người thân trong gia đình, giúp họ tìm được con đường hạnh phúc phía trước.

Hỏi về cuộc sống hiện tại của người dân nơi đây, trong ánh mắt của chàng trai trẻ hiện lên niềm vui, nở nụ cười, Bua khoe: Giờ những tập tục lạc hậu trong tổ chức ma chay, cưới xin... của đồng bào dân tộc Mông mình đã không còn nữa rồi, người dân tin vào Đảng, Nhà nước, yên tâm sinh sống. Ví dụ như, trong đám cưới của đồng bào dân tộc Mông trước đây thường kéo dài một ngày một đêm. Khách đến dự cưới có thói quen uống rượu rất nhiều, gây lãng phí. Không chỉ vậy, một số người còn say rượu để xảy ra mâu thuẫn, đánh chửi nhau... Những tập tục đó đã trải qua nhiều đời, in sâu trong tiềm thức của bà con, nên việc vận động bà con bỏ những tập tục không dễ dàng. Sau nhiều lần kiên trì thuyết phục, những phong tục tốt đẹp của dân tộc Mông mà ông cha để lại từ xưa vẫn được giữ nguyên, chỉ những tập tục rườm rà, lạc hậu và tốn nhiều thời gian, kinh phí bị loại bỏ. Bây giờ, đám cưới trong bản không uống nhiều rượu như trước, thời gian tổ chức đám cưới cũng chỉ kéo dài 3 - 4 tiếng. Rồi đám tang cũng chỉ kéo dài trong 24 tiếng, đưa người quá cố đi chôn sớm để bảo vệ môi trường trong sạch cho người sống.

Hiện tại, bản Dân Quân có 33 hộ dân đoàn kết sinh sống, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Bản hiện có 1 điểm trường mầm non và tiểu học. Bên cạnh cây ngô đã gắn bó lâu đời với phong tục tập quán sản xuất thì những loại cây trồng mới như: Dong riềng, chanh leo, các loại cây ăn quả... được người dân đưa vào trồng. Trẻ em trong độ tuổi được đến trường.

Vất vả vì bản, vì dân, vì đồng bào dân tộc Mông, thế nhưng Thào A Bua không nhận đó là công lao của mình. Trong căn nhà gỗ, thứ quý giá nhất đối với anh là những tấm Bằng khen, Giấy khen được đóng khung, treo trang trọng trên tường. Được biết, năm 2013, anh Bua đã vinh dự được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen; năm 2018, anh vinh dự là đại diện duy nhất của tỉnh Sơn La cùng 70 đại biểu trong cả nước về dự Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.

Chia tay anh, người con ưu tú của bản Mông, chúng tôi nhớ mãi câu nói của anh “Nếu đi sai đường thì hỏi người khác có thể đi lại được, còn làm sai thì không trở lại được”.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    Nhiều giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

    An ninh trật tự -
    Ngày 26/11, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 – 2025 và Đề án Công tác công an tham mưu thu hút các dự án kinh tế trọng điểm đầu tư vào địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.