Bỏ phố lên đồi làm giàu

Đi dọc con đường bê tông ngoằn nghèo, tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Quốc, bản Quyết Tiến, xã Nà Nghịu (Sông Mã), chủ nhân của những quả đồi có rất nhiều cây nhãn, xoài sai trĩu quả đang đến vụ thu hoạch.

 

Mô hình nuôi bò nhốt chuồng của gia đình ông Nguyễn Văn Quốc.

“Nhiều người bạn vong niên của tôi cứ bảo tôi bị “làm sao”, đang ở phố không thích lại bỏ phố lên đồi, vào ở nơi vắng vẻ, anh em muốn đến thăm cũng ngại đi”, ông Quốc cười và nói với chúng tôi như vậy. Nhưng cái “làm sao” của ông không phải ai cũng dám làm và làm được. Cách đây 2 năm, với số vốn tích lũy được, ông vay tiền của Ngân hàng và anh em, bạn bè, để mua khu đất rộng gần 1 ha này, với giá hơn 700 triệu đồng, rồi đầu tư thêm khoảng 300 triệu đồng nữa quy hoạch, cải tạo đất, xây dựng chuồng trại nuôi bò nhốt chuồng, mua con giống, rồi lai ghép nhãn, xoài... khai thác tối ưu địa hình để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Vừa trò chuyện với ông, chúng tôi vừa quan sát khu trang trại mà ông Quốc gây dựng, thì mới hiểu nếu không say mê, quyết tâm làm giàu thì không thể làm được.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, ông tự đi học tập các mô hình làm kinh tế hiệu quả ở trên địa bàn và các địa phương khác, rồi tìm hiểu thêm các kỹ thuật chăm sóc đối với cây trồng, vật nuôi, áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình. Ông trồng xen các loại cây ăn quả, trồng các loại rau, củ, quả…, mùa nào thức ấy, tận dụng làm thức ăn cung cấp đủ cho gia súc, gia cầm. Do vậy, không chỉ đàn bò được nuôi nhốt và cho ăn cỏ tự nhiên, mà các loại gia súc, gia cầm khác cũng được chăm sóc cẩn thận, lại luôn được dọn vệ sinh chuồng trại, tăng cường tiêm phòng dịch bệnh để chúng có sức đề kháng, sinh trưởng tốt. Ông Quốc khoe: Mỗi năm nhà tôi có thêm 7 đến 8 con bê, có con giống kế tiếp, gia đình lại bán đi những con to đã đến kỳ xuất chuồng. Với giá bình quân như hiện nay, thì mỗi con bò khi xuất chuồng, trừ hết chi phí còn lãi từ 15 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn duy trì nuôi 30 con lợn thịt, thả rông gần 100 con lợn rừng, khoảng 500 con gà, vịt, ngan, ngỗng. Nếu tính cả thu gần 20 tấn nhãn, xoài và các loại cây ăn quả khác, thì năm nay dự kiến thu khoảng 400 - 500 triệu đồng.

Nhận xét về ông Quốc, ông Lò Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Nà Nghịu, nhận xét: Ở bản Quyết Tiến này, ông Nguyễn Văn Quốc là điển hình về phát triển kinh tế, do đó, ông có điều kiện nuôi các con ăn học, đến nay các cháu đều đã trưởng thành và khá giả. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Quốc còn luôn đi đầu trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của xã, bản; tham gia chương trình “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... ông đã được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của tỉnh và huyện về sản xuất, chăn nuôi giỏi, tham gia các hoạt động xã hội. Đặc biệt, vừa qua ông là một trong 10 tấm gương tiêu biểu của huyện Sông Mã, đi dự Hội nghị điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi do tỉnh tổ chức.

Minh Tuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.