Thương hiệu du lịch địa phương

Với những dấu ấn văn hóa đặc sắc, sự đa dạng trong phong tục, tập quán,... các di sản văn hóa của Việt Nam luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách trong nước và quốc tế.

Thương hiệu du lịch địa phương

Do đó, nếu được bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa sẽ giúp tôn vinh thương hiệu quốc gia, đồng thời góp phần định vị thương hiệu du lịch ở từng địa phương, vùng miền.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/1/2020, khẳng định quan điểm: Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.

Một số giải pháp trọng điểm được đề ra là phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của các vùng, miền để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Việt Nam.

Đến nay, Việt Nam đã được UNESCO ghi danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu, 3 công viên địa chất toàn cầu và 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây không chỉ là lợi thế, niềm tự hào của cộng đồng nơi có di sản mà còn là nền tảng quan trọng trong việc quảng bá văn hóa, thương hiệu du lịch của địa phương.

Hiện nay những nơi có di sản thế giới đều được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng quan tâm tu bổ, phục hồi, chống xuống cấp, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để phát huy giá trị.

 

Phần lớn các di sản văn hóa của Việt Nam khi được UNESCO công nhận đều trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, mang nét riêng biệt, thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài. Có những điểm đến đã trở thành thương hiệu nhận diện rất đặc trưng của các địa phương như: Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), quần thể di tích Tràng An (tỉnh Ninh Bình), Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế)...

Tuy nhiên, mức độ quan tâm, chú trọng tới vấn đề định vị thương hiệu du lịch địa phương từ phát huy giá trị các di sản chưa thật sự đồng đều ở các địa phương. Điều này cần được cải thiện bởi thương hiệu du lịch địa phương không chỉ giúp tăng khả năng nhận diện mà còn tạo nên lợi thế cạnh tranh, thu hút khách du lịch, tạo sinh kế cho người dân, từ đó góp phần phát triển bền vững kinh tế địa phương.

Một yếu tố quan trọng trong xây dựng, định vị thương hiệu địa phương là tạo được dấu ấn riêng biệt, độc đáo. Mặt khác, hình ảnh, thương hiệu của địa phương thường được tạo nên bởi thương hiệu văn hóa, thương hiệu điểm đến và thương hiệu sản vật của địa phương.

Vì vậy, bên cạnh yếu tố cảnh quan, các sản phẩm du lịch cần có sự kết hợp đa dạng trong phong tục, tập quán truyền thống, trên cơ sở tôn trọng màu sắc văn hóa bản địa khác biệt, đồng thời cần tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đặc sắc của các vùng miền. Song song với đó, cần có quy hoạch, định hướng phát triển hài hòa, cân bằng, không phát triển thương mại ồ ạt quá mức hay tự phát, mà phải tôn trọng các yếu tố nội tại của di sản, hướng đến phát triển du lịch một cách có chiều sâu và bền vững.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.