Biển Bình Thuận - điểm đến lý tưởng trong mùa thu (Ảnh: Booking.com)
Hội An - điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á
Lần thứ tư liên tiếp nhận danh hiệu Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á của Giải thưởng du lịch thế giới (WTA), Phố cổ Hội An, thành phố di sản là điểm đến lý tưởng vào bất cứ thời gian nào trong năm. Nhưng có lẽ tháng 8 âm lịch là thời điểm để cảm nhận rõ nhất những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Vào thời gian này, đường phố Hội An nhộn nhịp với muôn vàn màn trình diễn, triển lãm nghệ thuật và màu sắc sặc sỡ ở khắp mọi nơi, từ bờ sông Thu Bồn đến cầu Nhật Bản.
Hội An - điểm đến văn hóa hàng đầu của châu Á (Ảnh: Booking.com)
Du khách sẽ choáng ngợp khi lạc vào thế giới đèn lồng lung linh tuyệt đẹp tại đây. Và bạn cũng đừng bỏ lỡ cơ hội thả đèn hoa đăng ở Hội An, cầu nguyện những điều tốt đẹp dành cho gia đình cùng những người thân yêu.
Hải Dương: Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc
Từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, du khách thập phương hành hương về vùng đất Côn Sơn-Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để hòa mình vào lễ hội truyền thống còn lưu giữ qua nhiều thế kỷ, bạn cũng đừng bỏ lỡ lễ hội lâu đời này.
Côn Sơn-Kiếp Bạc, nơi lưu giữ lễ hội truyền thống đặc sắc (Ảnh: Booking.com)
Phần lễ diễn ra với phần rước long trọng, trống hội và múa rồng. Diễn văn tưởng niệm nhắc lại những cống hiến to lớn của Trần Quốc Tuấn với 3 chiến công oanh liệt chống giặc Nguyên Mông. Sau lễ rước tưởng niệm trên sông Lục Đầu, lễ hội tái hiện lại trận chiến bằng thuyền của cuộc chiến chống quân xâm lược Mông Cổ. Đây là một nội dung của nghi lễ truyền thống với chiến thắng lịch sử Côn Sơn-Kiếp Bạc.
Đồng Văn - Mùa hoa tam giác mạch
Mùa tam giác mạch bắt đầu từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10 âm lịch. Trong thời gian này, lễ hội kéo dài 3 ngày sẽ được tổ chức tại nhiều huyện (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc) của tỉnh Đồng Văn.
Lễ hội hoa Tam giác mạch đặc sắc vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Ảnh: Booking.com)
Lễ hội nhằm tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc của vùng cao nguyên đá Đồng Văn thông qua hình ảnh hoa tam giác mạch. Có rất nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn trong lễ hội như triển lãm về hoa và các sản phẩm làm từ hoa tam giác mạch, lễ hội rượu tam giác mạch… Đồng thời, đây là dịp để du khách trải nghiệm thú vui chơi đặc trưng của đồng bào các dân tộc.
Ninh Thuận - Lễ hội Katê của người Chăm
Một lễ hội tuyệt vời khác mà bạn có thể thưởng thức vào mùa thu ở vùng đất Ninh Thuận là lễ hội Katê. Đây là lễ hội dân gian thiêng liêng đặc sắc và rất quan trọng của đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, cũng là lễ hội lớn và đông vui nhất tại đây.
Lễ hội Katê độc đáo của người Chăm (Ảnh: Booking.com)
Lễ hội được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng 7 theo lịch Chăm, thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch và kéo dài trong 3 ngày để tỏ lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc, tổ tiên, các vị vua và các vị thần của người Chăm. Những người tham gia sự kiện mặc trang phục áo dài truyền thống, hát các bài hát truyền thống cùng với nhảy múa theo các làn điệu. Màu sắc đa dạng, âm nhạc lôi cuốn và màn khiêu vũ đầy mê hoặc đủ để khiến bạn say mê văn hóa của vùng đất này.
Nam Định - Hội chùa Keo
Chùa Keo thuộc tỉnh Nam Định, là ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam với kiến trúc 400 năm tuổi. Nếu đến Nam Định trong thời gian từ ngày 8 đến 16 tháng 9 âm lịch, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội đánh dấu ngày sinh của thiền sư Không Lộ, một nhà hiền triết Phật giáo đã đạt đến cõi niết bàn.
Chùa Keo - ngôi chùa cổ kính 400 năm tuổi (Ảnh: Booking.com)
Lễ hội được mở chính thức trong 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9 Âm lịch. Thiền sư Không Lộ tịch ngày 3 tháng Sáu, đến ngày 13 tháng Chín là tuần bách nhật. Vì thế, lễ hội chùa Keo mở từ ngày 13 để kỉ niệm 100 ngày ngày mất của thiền sư, ngày 14 kỉ niệm ngày sinh của ông, ngày 15 là lễ tiết ngày rằm hàng tháng của đạo Phật. Lễ hội bao gồm các sự kiện như đua thuyền, ngâm thơ và thi kèn, trống.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!