Mùa hoa trên Thảo nguyên

Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 4 năm sau được coi là mùa đẹp nhất trong năm ở Mộc Châu, bởi trong tiết trời se lạnh của mùa đông là những tia nắng nhẹ trải dài trên các cánh đồng chè. Cùng với đó, khoảng thời gian này cũng là mùa trăm hoa đua nở dọc hai bên quốc lộ 6, suốt quãng đường từ bản Co Chàm, xã Lóng Luông (Vân Hồ) đến Thị trấn Nông trường Mộc Châu, du khách thỏa sức ngắm hoa và lưu lại những kỷ niệm cho chuyến đi của mình.

 

Vườn hoa dã quỳ tại bản Chiềng Đi, xã Vân Hồ (Vân Hồ).

Có lẽ do Mộc Châu được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, nên có thể trồng được rất nhiều loại cây và hoa nở vào mùa đông. Trong đó, phải kể đến sắc trắng tinh khôi của hoa mận, sắc hồng của hoa đào, màu vàng rực rỡ của dã quỳ... Đặc biệt, điểm nhấn trong mùa hoa trên Thảo nguyên chính là những cánh đồng và những khu vườn trồng hoa cải, thu hút nhiều du khách đến Mộc Châu. Hoa cải được người dân Mộc Châu trồng để lấy rau xanh làm hàng hóa, lấy củ cải tươi hoặc lấy hạt để bán cho các cơ sở ép dầu, nay cải được trồng nhiều hơn, với hàng chục ha để phát triển du lịch. Và cũng chính từ hình ảnh những cánh đồng hoa cải trắng và những khu vườn trồng hoa có tiếng như Love Garden, Happyland được đăng tải trên mạng xã hội, hay những hình ảnh về khu du lịch Quốc gia được khách du lịch chia sẻ sau mỗi chuyến đi của mình, nên lượng khách đến Mộc Châu ngày càng nhiều hơn để được trải nghiệm cái lạnh của mùa đông và chiêm ngưỡng những cánh hoa với đủ các sắc màu.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết ngoài những vườn hoa lớn và có tiếng được các doanh nghiệp đầu tư, Mộc Châu còn có nhiều cánh đồng hoa cải trắng, cải vàng do người dân địa phương tự trồng, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Để được thưởng thức mùa hoa trên Thảo nguyên, chúng tôi dừng chân ở khu ruộng hoa cải tại Tiểu khu Vườn Đào, thị trấn Nông trường Mộc Châu. Chủ vườn là chị Vũ Thị Hằng kể, chị đã sử dụng 2.500 m2 đất trồng một vụ ngô lấy hạt và một vụ ngô ủ ướp để trồng hoa cải, với mục đích vừa làm du lịch và vừa lấy dầu cải. Bên cạnh hoa cải trắng, chị Hằng còn trồng thêm hoa dã quỳ để tạo thêm điểm nhấn cho khu vườn nhỏ của gia đình. Từ khu vườn trồng hoa và ngô ủ ướp, ngô lấy hạt, mỗi năm gia đình chị Hằng thu nhập gần 20 triệu đồng.

Tại khu vườn trồng cải của chị Vũ Thị Hằng, ngoài mấy cặp đôi đang chụp ảnh cưới còn có khá đông khách du lịch. Chúng tôi nhận thấy họ rất thích thú khi tham quan vườn hoa cải và hoa dã quỳ được trồng trong khu vườn này. Chia sẻ sự hào hứng với chúng tôi, anh Trần Văn Lích, du khách từ Đà Nẵng, phấn khởi: Trước khi đến Mộc Châu, tôi từng nghe nói đây là thời điểm đẹp nhất trong năm ở Mộc Châu, được tận mắt chứng kiến tôi nhận thấy còn đẹp hơn trong ảnh. Những khu vườn hoa cải và dã quỳ nơi đây thực sự hấp dẫn. Ngoài phong cảnh, tôi cũng rất thích khí hậu  Mộc Châu. Ở Đà Nẵng, không khí rất dễ chịu, nhưng tôi lại thấy không khí Mộc Châu có phần dễ chịu hơn.

Rời mảnh vườn của chị Vũ Thị Hằng, dọc theo quốc lộ 6, chúng tôi đến bản Chiềng Đi, xã Vân Hồ (Vân Hồ). Dừng chân tại khu vườn rộng khoảng 4.000 m2 trồng hoa tam giác mạch của một hộ gia đình người dân tộc Mông, đó là anh Giàng A Giống. Thường khi nhắc đến hoa tam giác mạch ai cũng nghĩ đến cao nguyên Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nhưng trên đường đến Mộc Châu, du khách lại có thể thỏa sức ngắm loại hoa này trên nhiều cung đường do chính tay người dân địa phương trồng và chăm sóc. Anh Giống cho biết, đến mùa hoa tam giác mạch, vườn hoa này cho gia đình thu nhập 7-8 triệu đồng/tháng từ dịch vụ cho khách du lịch chụp ảnh và tham quan. Tuy không nhiều nhưng đối với anh, vườn hoa này giúp cuộc sống bớt khó khăn hơn trong mùa đông trồng cây gì cũng khó và có tiền sắm sửa đón năm mới sắp đến gần.

Trở lại Phòng Văn hóa thông tin huyện Mộc Châu, chúng tôi trò chuyện với bà Đinh Thị Hường về việc quản lý dịch vụ du lịch các vườn hoa trên địa bàn huyện. Bà Hường cho biết: Hiện nay, chưa thống kê được trên địa bàn huyện có bao nhiêu vườn hoa do người dân tự trồng và giá vào vườn thuộc diện quản lý của các xã. Vài năm gần đây, chúng tôi thấy, từ những khoảnh vườn nhỏ, đến những đồng ruộng lớn được người dân trồng hoa đã tạo nên sức hút cho du lịch của Mộc Châu. Phòng Văn hóa thông tin đã tham mưu với huyện quy hoạch trồng cánh đồng hoa lớn để tạo điểm nhấn mới cho du lịch Mộc Châu.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.