Mô hình Farmstay tại Mộc Châu

Muốn tạm xa nhịp sống ồn ào, hối hả của đô thị để hòa mình vào không gian trong lành, yên bình nơi bản làng và khám phá những nét văn hóa bản địa đặc sắc, farmstay chính là lựa chọn lý tưởng dành cho du khách. Mô hình không chỉ mang đến những trải nghiệm thú vị, còn mở ra hướng đi đầy tiềm năng cho du lịch nông nghiệp, nông thôn tại thị xã Mộc Châu.

Giọng nữ
Đồi chè xanh tại farmstay của HTX Dịch vụ Phát triển nông nghiệp 19/5.

Farmstay - còn gọi là “lưu trú nông trại” hoặc “nghỉ dưỡng nông trại”, là mô hình du lịch kết hợp trải nghiệm nông nghiệp, nơi du khách được nghỉ dưỡng và tham gia các hoạt động như canh tác, thu hoạch, chế biến nông sản và mua sắm trực tiếp tại trang trại. Không chỉ đơn thuần là một xu hướng du lịch mới, farmstay đóng vai trò cầu nối giữa du khách, tiếp cận với các sản phẩm nông nghiệp địa phương, góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền.

Với khí hậu mát mẻ quanh năm, thổ nhưỡng phong phú, Mộc Châu là vùng đất lý tưởng cho phát triển nông nghiệp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Không chỉ vậy, vùng đất còn là nơi hội tụ bản sắc văn hóa của 12 dân tộc anh em, thuận lợi để khai thác du lịch trải nghiệm, trong đó, có mô hình farmstay. Nhờ khả năng kết hợp giữa nghỉ dưỡng, trải nghiệm và khám phá văn hóa, farmstay thu hút nhiều đối tượng du khách, từ trẻ em đến người lớn, nhất là các gia đình và du khách quốc tế đang tìm kiếm những hành trình gắn kết với thiên nhiên và đời sống bản địa.

Farmstay rộng hơn 8 ha của HTX Dịch vụ Phát triển nông nghiệp 19/5, tại tổ dân phố Chiềng Đi, phường Bình Minh đang thu hút đông du khách đến trải nghiệm. Đến đây, du khách được hòa mình vào không khí trong lành với những đồi chè xanh mướt, sắc trắng tinh khôi của hoa lê, hoa mận mỗi độ xuân về.

Trải nghiệm làm nông nghiệp tại Farmstay.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Mai Đức Trọng, đại diện HTX, cho biết: Khu farmstay cung cấp đầy đủ các dịch vụ ăn uống, lưu trú, nghỉ dưỡng, tắm và ngâm chân thảo dược. Đồng thời, mang đến cho du khách cơ hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động nông nghiệp. Tùy theo mùa trong năm, du khách có thể trải nghiệm hái dâu, hái nho, chăm sóc gà, thỏ hay cùng người dân địa phương tưới rau, thu hoạch nông sản.

Farmstay của HTX Dịch vụ Phát triển Nông nghiệp 19/5 tích hợp khu vực xưởng chế biến và trưng bày sản phẩm OCOP, tạo điều kiện để du khách trực tiếp trải nghiệm quy trình sản xuất và thưởng thức những đặc sản địa phương ngay tại nơi sản xuất. Những sản phẩm như chè Mộc Châu, mật ong hoa bạc hà, sữa bò, mận hậu sấy dẻo, rượu táo mèo... vừa phục vụ nhu cầu của du khách, vừa trở thành những món quà đặc sắc mang đậm hương vị vùng cao nguyên.

Cùng gia đình đến trải nghiệm nghỉ dưỡng tại Farmstay của HTX Dịch vụ Phát triển nông nghiệp 19/5, chị Nguyễn Hoàng Anh, du khách đến từ Thành phố Hà Nội, chia sẻ: Tôi rất ấn tượng cảnh quan thiên nhiên cũng như các sản phẩm nông sản chế biến của Mộc Châu. Được hòa mình trong không khí trong lành, giúp gia đình tôi có những phút giây yên tĩnh và thư thái, tìm về thiên nhiên, lấy lại được năng lượng và cân bằng cuộc sống sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng.

Du khách trải nghiệm cho thú ăn tại Mật Pet Farm.

Mộc Châu hiện có 8 farmstay. Để phát triển và duy trì hoạt động, các farmstay chú trọng việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, hạn chế bê tông hóa và giữ gìn cảnh quan tự nhiên. Đồng thời, kiểm soát chất lượng dịch vụ, hỗ trợ kết nối farmstay với các sản phẩm OCOP, tạo chuỗi giá trị gắn với nông nghiệp và văn hóa bản địa.

Mô hình farmstay tại Mộc Châu không chỉ mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng mà còn mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP cũng như đặc sản địa phương theo hướng bền vững. Thay vì phụ thuộc vào hệ thống siêu thị hay chợ truyền thống, các sản phẩm đặc sản của Mộc Châu có thể tiếp cận trực tiếp du khách, giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và mở rộng thị trường. Sự kết hợp giữa du lịch trải nghiệm và thương mại hóa sản phẩm không chỉ gia tăng giá trị nông sản, còn tạo dấu ấn riêng, giúp du lịch nông nghiệp Mộc Châu trở nên hấp dẫn, khác biệt.

Bài, ảnh: Linh Trang (CTV)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

    Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

    Khoa Giáo -
    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Sơn La sẽ diễn ra vào ngày 1 và 2/6, với 43 điểm thi, có khoảng 17.000 thí sinh, dự thi 3 môn Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Sở Giáo dục và Đào tạo đang tập trung chỉ đạo các phòng chuyên môn, trường học chuẩn bị các điều kiện, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và đạt chất lượng cao.
  • 'An toàn giao thông trên quốc lộ 37

    An toàn giao thông trên quốc lộ 37

    An toàn giao thông -
    Quốc lộ 37 thuộc địa phận tỉnh Sơn La, có chiều dài trên 139 km, đi qua các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn và nối với quốc lộ 6. Do địa hình đồi núi, nhiều đèo cao, quanh co hiểm trở, nhiều đoạn đường thường xuyên bị sụt trượt, tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông. Việc duy tu, cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37, góp phần kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
  • 'Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

    Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 31/3, tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Giám đốc BHXH Việt Nam về công tác cán bộ. Dự hội nghị, có các đồng chí: Chu Mạnh Sinh, Phó Giám đốc BHXH Việt Nam; Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.
  • 'Chung tay chăm sóc nạn nhân chất độc da cam

    Chung tay chăm sóc nạn nhân chất độc da cam

    Xã hội -
    “Chiến tranh đã lùi xa, nhiều người lính trở về, nhưng chất độc hóa học mà đế quốc Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh đã gieo vào thân thể họ, để lại nỗi đau đến cả thế hệ con cháu, đang rất cần sự trợ giúp của người thân, cộng đồng xã hội”. Đó là những chia sẻ của ông Nguyễn Anh Minh, Chi hội trưởng Chi hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Sơn La.
  • 'Bảo đảm hậu cần, nuôi quân khỏe

    Bảo đảm hậu cần, nuôi quân khỏe

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Đảm bảo hậu cần, tăng gia sản xuất, cải thiện bữa ăn, kết hợp với duy trì luyện tập thể dục, thể thao và giải trí, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mai Sơn giúp cán bộ, chiến sĩ nâng cao sức khỏe, sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng nhiệm vụ trong mọi tình huống.
  • 'Dồm Cang chuyển đổi cơ cấu cây trồng

    Dồm Cang chuyển đổi cơ cấu cây trồng

    Kinh tế -
    Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cấp ủy và chính quyền xã Dồm Cang, huyện Sốp Cộp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao để nhân rộng, góp phần tăng thu nhập trên một diện tích.
  • 'Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

    Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Châu, Nong Lay có 5 bản, 783 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc La Ha. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã đạt 12/19 tiêu chí. Phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí còn lại, cấp ủy, chính quyền xã tập trung thực hiện các giải pháp, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân.
  • 'Vận hành bộ máy ngành Thuế thông suốt, hiệu quả

    Vận hành bộ máy ngành Thuế thông suốt, hiệu quả

    Chi cục Thuế khu vực IX được thành lập đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới từ ngày 3/3, trên cơ sở hợp nhất Cục Thuế các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu trước đây. Trụ sở chính đặt tại tỉnh Sơn La. Chi cục thuế khu vực IX đã xây dựng phương án hoạt động thông suốt, hiệu quả, ngay sau khi thực hiện tinh gọn bộ máy, mà không làm ảnh hưởng đến việc giao dịch thuế.