Dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc ở tiểu khu Pa Khen I

Những năm gần đây, du lịch trên địa bàn huyện Mộc Châu phát triển mạnh, theo đó nhân dân tiểu khu Pa Khen I, thị trấn Nông Trường Mộc Châu đã phát triển dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc Mông. Việc làm vừa góp phần tăng thêm thu nhập gia đình, gìn giữ bản sắc dân tộc và thu hút khách du lịch.

 

Dịch vụ cho thuê trang phục của đồng bào Mông tiểu khu Pa Khen I thị trấn Nông Trường (Mộc Châu).

Tiểu khu Pa Khen I là một trong những địa bàn được khách du lịch biết đến, bởi khí hậu mát mẻ, có nhiều cảnh đẹp, nhất là vào mùa hoa cải, hoa đào, hoa mận nở. Nhu cầu thuê trang phục dân tộc để quay phim, chụp ảnh ngày càng tăng, vì vậy bà con tiểu khu đã phát triển dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc Mông. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Tiểu khu phó cho biết: Tiểu khu có 395 hộ, gồm 5 dân tộc Mông, Kinh, Thái, Mường, Dao cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm gần 80%. Hiện, tiểu khu có gần 40 hộ gia đình người Mông ngoài sản xuất nông nghiệp còn đầu tư trang phục dân tộc Mông để làm dịch vụ cho du khách đến tham quan thuê để quay phim, chụp ảnh, nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Vào các ngày lễ, thứ 7, chủ nhật, những người phụ nữ Mông bản Pa Khen I lại bận rộn chuẩn bị mang các bộ trang phục đến các điểm du lịch quanh bản, như: Thung lũng mận Nà Ka, đồi chè trái tim (tiểu khu Mía Đường)... cho khách du lịch thuê. Do trang phục đẹp, giá thuê hợp lý, các đoàn khách đến tham quan đều thuê mặc những bộ váy, áo Mông để khoe với bạn bè người thân khi đến với vùng đất này.Vào một buổi sáng chủ nhật đầu tháng 10, chúng tôi đến điểm du lịch “đồi chè trái tim” cách tiểu khu Pa Khen I hơn 1km. Điều chúng tôi nhận thấy trước tiên là những chiếc ô, làm tạm treo những bộ quần áo, váy màu sắc sặc sỡ và bắt mắt, lúc đó có khá đông du khách đến tham quan, chụp ảnh. Bà Giàng Thị Sông, tiểu khu Pa Khen I, nói: Để làm dịch vụ cho thuê trang phục, gia đình tôi đã đầu tư gần 10 triệu đồng để may, mua gần 50 bộ trang phục Mông, mỗi bộ gồm: Váy, áo, mũ, vòng cổ, ô cho nữ; áo, quần, mũ, thắt lưng xanh hay đỏ, cho nam... cho thuê với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/bộ. Vào các ngày lễ, du khách đến tham quan đông, có ngày khách thuê hơn 20 bộ trang phục, thu nhập gần 600.000 đồng/ngày. Còn bà Lầu Thị Cở, có hơn 3 năm kinh nghiệm làm dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc Mông chia sẻ: Những năm trước, khách du lịch đến tham quan muốn thuê trang phục để chụp ảnh nhưng ít người có, vì vậy gia đình đã mua hơn 30 bộ trang phục để cho khách thuê. Vào mùa hoa mận, khách tham quan đến đông, không còn trang phục cho thuê nữa, nhưng những ngày thường chỉ có một vài khách đến thuê, trung bình gia đình thu hơn 4 triệu đồng/tháng từ dịch vụ này.

Tuy thu nhập chưa được cao và không thường xuyên, song dịch vụ cho thuê trang phục dân tộc Mông ở tiểu khu Pa Khen I cũng là khoản thu đáng kể đối với người dân. Đồng thời, quảng bá trang phục của đồng bào dân tộc Mông đến bạn bè, khách tham quan trong và ngoài nước, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào dân tộc Mông. Song thiết nghĩ, chính quyền địa phươngnên quan tâm quản lý dịch vụ này để góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đối với du khách thập phương.

A Trứ (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.