Bảo tồn cây di sản gắn với phát triển du lịch ở Ngọc Chiến

Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận 7 cây di sản Việt Nam tại Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La.

Các đại biểu gắn biển cây di sản Việt Nam tại cây Du sam núi đất, ở bản Nà Tâu.

Theo hồ sơ, 7 cây được công nhận cây di sản, gồm: Cây số 1 là cây du sam núi đất, ở bản Nà Tâu; cây số 2, 3, 4 là 3 cá thể đa tía tạo thành 1 quần thể đa, tại bản Lướt; cây thứ 5 là cây gạo nằm ở trung tâm bản Phày; cây thứ 6 và 7, là 2 cây sồi tại bản Mường Chiến. 

Đại diện các bản nhận Bằng công nhận cây di sản Việt Nam.

Theo các cụ cao niên trong xã kể lại, những cây di sản này đều có tích truyện linh thiêng của thời kỳ đầu khai phá mở mang xây dựng xã Ngọc Chiến, là những minh chứng lịch sử, mang yếu tố tâm linh đem lại may mắn, mưa thuận gió hòa trong quá trình sản xuất của nhân dân trong vùng.

Cây du sam núi đất tại bản Nà Tâu.

Chúng tôi đến bản Nà Tâu, nơi đây có cây du sam núi đất, với niên đại hơn 1.000 năm tuổi, được người dân trong vùng gọi là “Cây thần”, “Sa mu đại thụ” hay “Co mạy pé”. Cây đại thụ xum xuê, sừng sững giữa bản, như bảo vệ, che chở cho nhân dân trong vùng.

Người dân trong bản thắp hương cầu bình an, mùa màng bội thu tài nhà thờ thần cây “Sa mu đại thụ”.

Ông Tòng Văn Hải, là thế hệ thứ 2 tiếp quản, trông coi việc thờ thần cây “Sa mu đại thụ”, kể: Truyền thuyết kể lại, khi mới đến đây định cư, đoàn người muốn đốn hạ cây để làm nhà, làm ruộng thì giông gió nổi lên, bầu trời tối đen như mực. Từ trên cây, có một con hổ khổng lồ đi xuống. Đôi mắt nó đỏ rực như hai hòn than. Con hổ gầm gừ, nhe nanh, định xông vào vồ mọi người, thì từ trong thân cây, một cụ già đi ra. Cụ già bảo: "Đây là cây thần, là nơi thần ngự. Mọi người cứ ở đây khai phá, canh tác, thần sẽ bảo vệ. Nhưng tuyệt nhiên không được đốn hạ cây, mà chết cả bản. Nói rồi, cụ già và con hổ biến mất". Từ đó, người dân dựng một miếu thờ (hươn sơ) để thờ thần, gọi cây sa mu là "Cây thần".

Các thế hệ nhân dân trong bản tuyên truyền gìn giữ cây di sản trong vùng.

Hằng năm, vào ngày mùng 7 Tết, khi chuẩn bị làm vụ mùa, nhân dân bản Nà Tâu lại sắm lễ cúng tại ngôi miếu này, cầu thần linh phù hộ cho thời tiết thuận hòa, cây cối tốt tươi, người dân được bình an, no đủ. "Cây thần" trở thành một biểu tượng, một báu vật vô cùng cao quý của nhân dân bản Nà Tâu.

Du khách quét mã QR xem giới thiệu về cây du sam 1.000 năm tuổi.

Tiếp tục tìm hiểu về những cây thiêng trong vùng, chúng tôi đến bản Mường Chiến, nơi đây có 2 cây sồi bên nhau trên một gò đất nhỏ giữa cánh đồng trồng hoa của dân bản, cây có tán lá cân đối, dáng cây đẹp, trường tồn 400 năm.

 Ông Cầm Văn Hội, già làng bản Mường Chiến cho biết: Theo truyền thuyết về nguồn gốc người Thái trắng ở Ngọc Chiến, thì cây này đã có mặt cùng với họ khi đến đây lập bản. Trong cuộc sống, bà con thường ra đây để cầu xin hạnh phúc, nhất là những cặp đôi yêu nhau. 2 cây này, được coi là biểu tượng cho mối tình thủy chung, son sắt…

"Cây đôi tình yêu" ở bản Mường Chiến, xã Ngọc Chiến.

Ngoài cây “Sa mu đại thụ”, “Cây đôi tình yêu”, còn có quần thể 3 cây đa tía trên 400 năm tuổi, ở bản Lướt và cây gạo 300 năm tuổi ở bản Phày. Điều đặc biệt, khác với các cây di sản ở những vùng khác, mỗi cây di sản ở Ngọc Chiến đều được nhân dân dựng nhà thờ và phân công người trông coi. Bởi theo truyền thống và quan niệm của đồng bào Thái khu vực này, những cây gỗ lớn tồn tại hàng trăm năm tuổi được cho là nơi trú ngụ của thần linh, hoặc là nơi trú ẩn của những linh hồn người đã khuất. Việc tác động hay chặt hạ những cây cổ thụ được cho là rất kiêng kỵ và không được phép xâm hại, nếu không sẽ gặp điều không may mắn.

Cây gạo 400 năm tuổi ở bản Phày.

PGS - TS Trần Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây di sản, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho biết: Hiện nay, Việt Nam có trên 6.000 cây di sản, với trên 100 họ cây khác nhau, trong đó, cây du sam núi đất (Sa mu đại thụ) ở bản Nà Tâu và 2 cây sồi (cây tình yêu) ở bản Mường Chiến, xã Ngọc Chiến là 2 loại cây mới được công nhận vào danh sách cây di sản Việt Nam. Đặc thù nhất, ở đây có các thế hệ cùng 1 dòng họ tham gia bảo vệ cây thiêng ở vùng đất này, riêng cây du sam núi đất đã có đến 4 thế hệ tham gia giữ gìn, bảo vệ cây. Đây là những cây thân gỗ lớn, tồn tại duy nhất ở xung quanh là bản và ruộng. Có thể nói, các cây di sản ở xã Ngọc Chiến, là tài sản vô cùng giá trị về nguồn gen, sinh thái môi trường, cũng như về những nét văn hóa của nơi đây.

Tại Ngày hội hoa sơn tra vừa qua, tại mỗi cây di sản, xã đã bố trí hướng dẫn viên, tạo mã QR Code thông tin về cây di sản, thu hút đông đảo du khách đến check in và hiểu hơn về sự tích của những cây đại thụ này.

Quần thể cây đa tía tại bản Lướt.

Say xưa nghe hướng dẫn viên thuyết minh sự tích cây sồi tình yêu, chị Phạm Mai Linh, du khách Hà Nội, chia sẻ: Lần đầu tiên tôi đến với Ngọc Chiến, nơi đây không chỉ mát mẻ trong lành, người dân thân thiện, được hiểu thêm về sự tích của những cây di sản, là một điểm tham quan lý tưởng kết hợp với nét đặc trưng văn hóa dân tộc nơi đây.

Ông Bùi Tiến Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Chiến, thông tin: Ngọc Chiến có 7 cây được công nhận di sản Việt Nam  tạo sức hút cho du khách khi trải nghiệm du lịch Ngọc Chiến không chỉ bởi cảnh quan, thiên nhiên, văn hóa độc đáo mà còn hấp dẫn bởi những câu chuyện linh thiêng gắn liền với các cây di sản. UBND xã phối hợp với các ngành chức năng để tiếp tục có biện pháp chăm sóc, bảo tồn cây di sản bảo vệ nguồn gen, duy trì và phát triển bền vững hệ sinh thái, quần thể các loài thực vật, đồng thời, giữ được nét văn hóa tâm linh của xã Ngọc Chiến, thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn.

Công trình thanh niên quét QR code tìm hiểu tích truyện tại các cây di sản.

Với tiềm năng du lịch cùng với tích truyện linh thiêng, 7 cây di sản là một trong những điểm đến hấp dẫn trong chuyến tham quan của du khách trong và ngoài tỉnh khi đến với Ngọc Chiến - miền cổ tích xinh đẹp.

Lam Giang - Thủy Ngân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.