Đưa hợp tác kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore lên tầm cao mới

Chuyến thăm chính thức Singapore và Brunei Darussalam của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thể hiện sự coi trọng và mong muốn tạo xung lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam và hai nước láng giềng gần gũi trong ASEAN, tiếp tục đưa hợp tác kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore lên tầm cao mới...

Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore (Xing-ga-po) Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) và Quốc vương Brunei Darussalam (Bru-nây Đa-rút-xa-lam) Hasanal Bolkiah (Hát-xa-nan-Bon-ki-a), Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân sẽ thăm chính thức Singapore và Brunei Darussalam từ ngày 8-11/2/2023.

Đây là chuyến thăm Singapore và Brunei đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trên cương vị mới, là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ tới Singapore sau 5 năm và tới Brunei sau 15 năm.

Chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore phát triển năng động, mạnh mẽ trên các lĩnh vực. Năm 2023, hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.

Với Brunei Darussalam, chuyến thăm của Thủ tướng diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước phát triển tốt đẹp. Hai nước đã kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2022.

Chuyến thăm nhằm nâng tầm quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Singapore và Việt Nam - Brunei Darussalam.

Đưa hợp tác kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore lên tầm cao mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ (5/2022)

Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Singapore những năm qua phát triển hết sức tốt đẹp. Trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, hai bên vẫn duy trì trao đổi đoàn, thư/điện mừng/thăm hỏi, tiếp xúc cấp cao và các cấp. Trong đó, nổi bật là chuyến thăm cấp Nhà nước đến Singapore của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (24-26/02/2022) với nhiều kết quả thực chất (ra Tuyên bố báo chí chung về “Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược và hợp tác cùng phục hồi”; ký kết 05 văn kiện  hợp tác cấp Trung ương về quốc phòng, thương mại, kinh tế số, sở hữu trí tuệ, giao lưu Nhân dân và 28 hợp đồng, bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác giữa các hiệp hội, địa phương, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Singapore, tổng trị giá trên 11 tỷ USD trong các lĩnh vực thương mại, đổi mới sáng tạo, phát triển khu công nghiệp thông minh, hạ tầng sân bay, logistics, năng lượng tái tạo, xây dựng trường học, môi trường…); Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin thăm chính thức (18-20/5/2022, ký MOU hợp tác giữa hai Quốc hội); Phó Thủ tướng Vương Thụy Kiệt thăm chính thức (11-15/9/2022); và Tổng thống Singapore Halimah Yacob thăm cấp Nhà nước tháng 10/2022 (ký kết 04 Bản ghi nhớ  và Lễ trao Giấy chấp thuận chủ trương cấp phép đầu tư cho khu công nghiệp VSIP thứ 12 tại Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ).

Năm 2023, hai nước cùng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

Quan hệ kinh tế tiếp tục phát triển. Ngay khi cơ bản kiểm soát được đại dịch COVID-19, từ tháng 3/2022, Việt Nam và Singapore đã sớm dỡ bỏ các hạn chế đi lại với nhau, nối lại đường bay thương mại. Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn đạt 8,3 tỷ USD năm 2021. Năm 2022 đạt hơn 9 tỷ USD, tăng 10,1%, trong đó ta xuất khẩu 4,2 tỷ USD, tăng 7,7%; nhập khẩu 4,8 tỷ USD, tăng 12,3%.

Singapore duy trì vị trí là nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN vào Việt Nam và đứng thứ 2/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 3.095 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 70,8 tỷ USD năm 2022, chiếm 22,9 tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam. Theo lĩnh vực, Singapore đã đầu tư vào 18/21 ngành, trong đó tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa. Theo địa bàn, Singapore có dự án đầu tư tại 51/63 tỉnh, thành của Việt Nam. Dẫn đầu là TP Hồ Chí Minh (1.635 dự án), Hà Nội đứng hai (493 dự án), thứ ba là Bắc Ninh (93 dự án), tiếp theo là Bình Dương, Long An, Quảng Nam…

Các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) hiện diện trên 9 tỉnh, thành phố là biểu tượng hợp tác kinh tế giữa hai nước. Hiện có 12 VSIP hiện diện tại 9 tỉnh, thành của Việt Nam với tổng diện tích khoảng 7.517 ha, gồm VSIP Bình Dương 1,2,3; VSIP Cần Thơ; VSIP Quảng Ngãi; VSIP Bình Định; VSIP Quảng Trị; VSIP Nghệ An; VSIP Bắc Ninh 1,2; VSIP Hải Dương; VSIP Hải Phòng. Các VSIP đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy cao (khoảng 80%), thu hút 17,6 tỷ USD tổng vốn đầu tư, tạo việc làm cho gần 300.000 lao động trực tiếp.

Đến tháng 12/2022, Việt Nam hiện có 140 dự án đầu tư sang Singapore còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 586 triệu USD, tập trung vào lĩnh vực khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ; thông tin truyền thông; bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo…

Về giao thông vận tải, Singapore là một trong những thị trường hàng không có tầm quan trọng đặc biệt với Việt Nam với dung lượng hành khách đến Việt Nam đứng thứ 6 (theo số liệu năm 2019). Hiện nay các hãng hàng không Việt Nam - Singapore đã cơ bản khôi phục chuyến bay thương mại thường lệ chở khách giữa hai nước. Tháng 11/2022, kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban hợp tác Du lịch Việt Nam - Singapore được tổ chức tại Việt Nam. 11 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đón 134.526 lượt khách Singapore, Singapore đón 285.050 lượt khách Việt Nam. Hiện hai nước là thị trường gửi khách đứng thứ 6 của nhau. Hợp tác an ninh - quốc phòng, tài chính-ngân hàng, giáo dục-đào tạo, tài nguyên - môi trường, pháp luật-tư pháp giữa hai nước tiếp tục được tăng cường.

Hai bên phối hợp chặt chẽ trong hợp tác phòng chống dịch COVID-19. Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Singapore là một trong những nước ASEAN đầu tiên hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế cho Việt Nam. Tháng 9/2021, Singapore tặng Việt Nam nhiều trang thiết bị y tế quan trọng. Tháng 3/2022, Chính phủ Singapore viện trợ 122.400 liều vắc-xin cho Việt Nam.

Cộng đồng người Việt Nam tại Singapore hiện có khoảng 10.000 người, là cộng đồng trẻ, đa phần là trí thức và lao động, có ý thức tốt trong chấp hành các quy định của Nhà nước Việt Nam và pháp luật sở tại.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhằm khẳng định đưa hợp tác kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore lên tầm cao mới trong bối cảnh một loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có sự tham gia của Việt Nam và Singapore có hiệu lực và đi vào triển khai, trong đó có Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Brunei phát triển tốt đẹp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Haji Hassanal Bolkiah trong dịp dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN (4/2021) 

Việt Nam và Brunei thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 29/02/1992; Hai nước nâng cấp lên Quan hệ Đối tác Toàn diện nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Brunei Darussalam tới Việt Nam vào tháng 3/2019. Hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2022.

Nhân dịp tham dự HNCC ASEAN 40-41 tại Campuchia (10-13/11), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp kiến Quốc vương Brunei. Tháng 6/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp song phương Bộ trưởng Ngoại giao II Brunei nhân dịp tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ.

Về cơ chế hợp tác: Tháng 6/2000, hai bên đã ký MOU thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác song phương (JCBC) do Bộ trưởng Ngoại giao làm Chủ tịch phân ban. JCBC là cơ chế hợp tác duy nhất giữa ta và Brunei nhằm rà soát và định hướng phát triển quan hệ hai nước, đồng thời trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Tháng 2/2017, hai nước tổ chức kỳ họp lần thứ nhất JCBC tại Hà Nội. Kỳ họp lần thứ 2 JCBC được tổ chức từ ngày 06-08/9/2022 tại Bandar Seri Begawan, Brunei.

Hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư: Brunei Darussalam là thị trường nhỏ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đạt 725,8 triệu USD, tăng 134% so với cùng kỳ năm 2021 (Việt Nam xuất khẩu 92,3 triệu USD; nhập khẩu 633,5 triệu USD), vượt mục tiêu 500 triệu USD đến năm 2025 Lãnh đạo hai nước đã đặt ra, song Việt Nam còn nhập siêu rất lớn (541,2 triệu USD, tăng 125,5 % so với cùng kỳ năm ngoái).

Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 310 triệu USD, tăng 10,3% so với năm 2020 (281 triệu USD). Trong đó, Việt Nam nhập khẩu 275 triệu USD (chủ yếu là hoá chất), xuất khẩu 35 triệu USD (chủ yếu là mặt hàng hàng thủy sản, sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác). Riêng với các sản phẩm nông nghiệp, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt dưới 2 triệu USD mỗi năm, trong đó năm 2021 đạt 1,7 triệu USD (chủ yếu là thuỷ sản).

Trong thời gian tới, hai bên thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp hai nước trong các lĩnh vực có tiềm năng như: nông lâm thủy sản, thực phẩm Hồi giáo Halal, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng; thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp Brunei.

Về đầu tư: tính đến tháng 12/2022, Brunei đứng thứ 26/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 157 dự án có hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 971 triệu USD, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản. Theo địa bàn đầu tư, dẫn đầu là tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Thái Bình, Phú Thọ.

Hợp tác trong các vấn đề khu vực và đa phương: Brunei ủng hộ Việt Nam tham gia các diễn đàn quốc tế như: Tham gia Hội đồng Chấp hành UNESCO 2015 - 2019; Hội đồng kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 - 2018; ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020 - 2021. Hai nước cũng hợp tác tốt trong khuôn khổ ASEAN và các diễn đàn khu vực, quốc tế khác.

Hợp tác an ninh - quốc phòng:Hợp tác hai nước được tăng cường trong khuôn khổ song phương và ASEAN. Hợp tác quốc phòng là điểm sáng trong quan hệ. Hai nước ký Bản Ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng (11/2005), và đã ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Brunei Darussalam (12/2013). Việt Nam đã lập Phòng Tùy viên Quốc phòng tại Brunei Darussalam (9/2009) và Brunei Darussalam lập Tùy viên Quốc phòng tại Việt Nam (5/2010).

Hợp tác an ninh được duy trì. Lãnh đạo hai bên nhất trí khởi động trao đổi việc ký kết các Hiệp định về dẫn độ, tương trợ tư pháp và chuyển giao người bị kết án phạt tù. Trong thời gian tới, hai Bên thúc đẩy đàm phán Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù và xây dựng Hiệp định ASEAN về dẫn độ.

Hợp tác Biển là một trong những trụ cột chính để triển khai nội hàm quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Brunei Darussalam, vì lợi ích quốc gia của hai nước, hai bên cần thúc đẩy hợp tác biển và đại dương, trong đó có các hoạt động: triển khai hiệu quả Đường dây nóng về hỗ trợ các hoạt động nghề cá, triển khai liên doanh khai thác, mở rộng hợp tác nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, chia sẻ thông tin thực thi pháp luật trên biển, đối phó với các thách thức an ninh trên biển.

Hai bên hợp tác tốt trong lĩnh vực dầu khí. Trong lĩnh vực khoan, PV Drilling đã chính thức thành lập Chi nhánh tại Brunei tạo điều kiện cho việc triển khai Hợp đồng đã ký, cũng như đẩy mạnh phát triển thị trường tại nước sở tại.

Hai bên đã ký MOU giữa hai Chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản (5/2013) và tiến hành dự án thí điểm trồng lúa nước tại Brunei Darussalam nhằm hỗ trợ Brunei đảm bảo an ninh lương thực (từ tháng 9 - tháng 12/2013). Hai Bên đã tổ chức cuộc họp Nhóm Công tác chung trong lĩnh vực thủy sản thường niên luân phiên giữa hai nước tại Brunei năm 2014, thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 và Brunei năm 2017.

Hai bên đã ký MOU về hợp tác giáo dục nhằm đẩy mạnh các cơ hội hợp tác (4/2014). Hợp tác giữa Đại học Quốc gia Brunei (University of Brunei Darussalam) và Đại học FPT, với tên gọi FPT - UBD Global Centre, thành lập năm 2017 tại Đà Nẵng nhân chuyến thăm của Quốc vương là điểm nhấn trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, được phía Brunei Darussalam đặc biệt quan tâm (nhân dịp tham dự APEC 2017, Quốc vương Brunei đã thăm và ký khai trương Trung tâm Toàn cầu FPT - UBD).

Hợp tác văn hóa - du lịch: Hai nước đã miễn thị thực cho công dân của mỗi nước mang hộ chiếu phổ thông đi du lịch, hiện đang đàm phán để kéo dài thời hạn miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông, ngoại giao và công vụ. Hai bên đã ký Bản Ghi nhớ về Hợp tác Du lịch (11/2011), tuy nhiên việc triển khai còn hạn chế, trao đổi khách giữa hai nước chưa nhiều (Năm 2019, Việt Nam đón 9.067 lượt khách Brunei, tăng 5,4% so với năm 2018; Brunei đón 5.544 lượt khách Việt Nam, tăng 37%. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chỉ có 1.019 lượt khách Brunei sang Việt Nam và 1.462 lượt khách Việt Nam sang Brunei.). Giao thông đường không giữa hai nước chưa thực sự thuận tiện khi chỉ có một đường bay thẳng TP. Hồ Chí Minh - Brunei do Hãng hàng không quốc gia Brunei khai thác từ năm 2014.

Quy mô cộng đồng người Việt tại Brunei nhỏ, tính đến tháng 11/2022, có khoảng gần 300 người, gồm 3 lưu học sinh đang theo học chương trình đào tạo Tiến sỹ tại trường Đại học quốc gia Brunei (UBD) và hơn 200 người đang sống và làm việc ở sở tại, trong đó phần lớn là chuyên gia và nhân viên làm việc tại dự án của Tổng Công ty LILAMA Việt Nam và Công ty CP Khoan dịch vụ Dầu khí Việt Nam và 02 giảng viên đang giảng dạy tại trường UBD, số còn lại chủ yếu là lao động phổ thông có thời hạn, thời gian ở sở tại không dài, sống rải rác tại nhiều khu vực.

Chuyến thăm chính thức Singapore và Brunei Darussalam của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân thể hiện sự coi trọng và mong muốn tạo xung lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam và hai nước láng giềng gần gũi trong ASEAN, tiếp tục đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu; trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị và thúc đẩy thương mại, đầu tư...; hợp tác, phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có tăng cường phối hợp trong ASEAN và các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế./.

 
Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.