Ai Cập và Việt Nam cùng chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc

Ngày 23/7 năm nay, Ai Cập kỷ niệm 69 năm Cách mạng 1952 (Quốc khánh), sự kiện quan trọng định hình lịch sử chính trị hiện đại ở Ai Cập và ảnh hưởng đáng kể đến các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia lúc đó đang đấu tranh giành độc lập và chống lại sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Nước Cộng hòa Ai Cập đầu tiên được thành lập đã sớm đảm nhận vai trò quan trọng trong các quốc gia đang phát triển, trở thành một trong những nước sáng lập các phong trào quốc tế và tổ chức khu vực, trong đó có Phong trào Không liên kết (NAM), Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU) trước đây và ngày nay là Liên minh châu Phi (AU).

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Đại sứ Ai Cập Mahmoud Hassan Nayel ngày 13/12/2018. Ảnh: VGP.

Trước đó vài năm, nhà lãnh đạo cách mạng lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm Ai Cập. Vị lãnh tụ của Việt Nam đã nhận thấy hai nước có chung những giá trị nhân văn, khát vọng độc lập và phát triển. Những điểm tương đồng giữa hai nước đã tạo tiền đề cho mối quan hệ lâu dài và hiệu quả dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau và sự tôn trọng sâu sắc. Tại hội nghị Bandung năm 1955, cột mốc quan trọng trong việc thành lập NAM, Nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Abdel Nasser và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp mặt cùng với các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng khác để đóng góp và duy trì nỗ lực của các quốc gia đang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đến năm 1963, tầm nhìn chỉ đạo của các mối quan hệ đã được hiện thực hóa bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ai Cập và Việt Nam, nền tảng để hai nước tiếp tục nỗ lực nhằm bảo đảm một trật tự quốc tế công bằng và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Trong mối liên hệ này, tôi thật sự ấn tượng về bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bài viết này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những nhận định, phân tích sâu sắc, làm nổi bật vai trò của Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam phải có tầm nhìn như thế nào mới áp dụng những cải cách cần thiết trong công cuộc Đổi mới và từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời giữ vững độc lập, tự chủ, đa phương hóa, chủ trương cơ bản trong đường lối đối ngoại của Việt Nam. 

Tình hữu nghị giữa Ai Cập và Việt Nam được vun đắp thông qua việc trao đổi các chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi tới Việt Nam vào tháng 9/2017 và chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến Ai Cập vào tháng 8/2018. Những chuyến thăm này đã góp phần tạo động lực hơn nữa cho quan hệ hai nước, thể hiện qua sự ủng hộ lẫn nhau trên trường quốc tế, trong đó Việt Nam tiếp tục đóng vai trò tích cực với tư cách là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 sau khi kết thúc thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Kim ngạch thương mại song phương ngày càng tăng, lần đầu đạt mức cao xấp xỉ 0,5 tỷ USD vào năm 2018 và hai bên đang phấn đấu sớm đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên một tỷ USD. Văn hóa và giao lưu nhân dân luôn là một trong những trụ cột hợp tác Việt Nam và Ai Cập. Dù cách xa nhau về địa lý, song giữa Ai Cập và Việt Nam có những điểm tương đồng, với nền văn minh lâu đời, sức mạnh tinh thần đấu tranh giành độc lập, và ngày nay đang cùng phấn đấu trở thành nước có thu nhập cao trong vài thập kỷ tới. 

Trên cương vị Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam hơn ba năm qua, tôi có thể tự tin nói rằng, những giá trị nhân văn và xã hội được chia sẻ giữa nhân dân hai nước là vô cùng sâu sắc. Cả hai dân tộc đều cùng chung nhận thức rằng, đoàn kết là chìa khóa của sự phát triển. Ai Cập đang hướng tới một tương lai thịnh vượng với các ưu tiên quốc gia tập trung vào phát triển bền vững. Chính phủ Ai Cập đang thực hiện kế hoạch phát triển toàn diện, cải cách kinh tế và thông qua khung pháp lý hiện đại nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này tạo cơ hội cho các công ty Việt Nam mở rộng đầu tư vào Ai Cập.

Nhân dịp này, tôi xin gửi lời chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và bầu ra các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ai Cập luôn đánh giá cao những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua, nhất là kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới. Tôi tin tưởng rằng, Ai Cập và Việt Nam sẽ cùng chung tay khám phá một chân trời hợp tác mới rộng mở ở phía trước, giúp nhân dân hai nước đạt được khát vọng của mình.

MAHMOUD HASSAN NAYELĐại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Arab Ai Cập tại Việt Nam

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    Phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm

    An ninh trật tự -
    Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm ngay từ cơ sở, Công an xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tăng cường tuyên truyền pháp luật, phối hợp tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ cao về tội phạm, củng cố các nhóm liên gia tự quản, tổ an ninh trật tự tại các bản.
  • 'Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Vân Hồ xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp

    Khoa Giáo -
    Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường học trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực thực hiện phong trào xây dựng “Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện”, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • 'Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Huổi Một nỗ lực vươn lên

    Xã hội -
    Xã Huổi Một là một trong những xã khó khăn huyện Sông Mã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, vươn lên thoát nghèo.
  • 'Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

    Du lịch -
    Mộc Châu là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, khai thác lợi thế đó, huyện Mộc Châu quan tâm, khuyến khích phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • 'Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Có Nàng chung sức xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về bản Có Nàng, xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai, những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay nơi đây. Những con đường bê tông mới, những ngôi nhà kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, dịch vụ, hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đặc biệt, tuyến đường vào bản được chiếu sáng bởi hai hàng bóng điện năng lượng mặt trời, như tiếp thêm động lực cho bản vùng cao ngày một phát triển.
  • 'Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Thực hiện quy định về sử dụng lao động trẻ em

    Xã hội -
    Quan tâm xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được học tập, vui chơi, giải trí, huyện Yên Châu chú trọng công tác bảo vệ, ngăn chặn tình trạng trẻ em tham gia lao động trái quy định pháp luật, đảm bảo các em được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
  • 'Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Nậm Lầu triển khai tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Xã hội -
    Theo giới thiệu của ông Đỗ Quốc Hưng, Trưởng Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Thuận Châu - Quỳnh Nhai, chúng tôi về xã Nậm Lầu, là xã có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế và cũng là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Thuận Châu. Những năm qua, chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó, tập trung bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo điều kiện cho nhân dân có thêm sinh kế, thu nhập từ nghề rừng.
  • 'Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Hiệu quả chương trình giảm nghèo ở Tà Xùa

    Xã hội -
    Cuối tháng 11, chúng tôi có dịp trở lại xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên. Nằm ở độ cao trên 1.600 m so với mực nước biển, nên mùa đông nơi đây lạnh cắt da, cắt thịt. Xã có 4 bản, 574 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.