Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Diễn đàn cử tri

Công khai giá chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm; hỗ trợ kinh phí các Nhóm liên gia tự quản; cấp kinh phí sửa chữa bảo trì một số vị trí trên Quốc lộ 279D; đảm bảo lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày

Giọng nữ

Cử tri xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai kiến nghị: Đề nghị Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La thực hiện công khai giá chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) hàng năm đến các bản và nhân dân nơi địa phương có diện tích rừng được chi trả theo quy định. Hiện nay, mức giá thay đổi theo từng năm, năm 2023, chi trả 575.548.000đ/ha, năm 2024 chi trả 481.050.000đ/ha.

UBND tỉnh trả lời: Nguyên nhân đơn giá có sự khác nhau giữa các vùng rừng trên địa bàn cũng như nguyên nhân mức chi trả khác nhau giữa các năm: Số tiền chi trả DVMTR cho bên cung ứng DVMTR (chủ rừng) hằng năm là khoản tiền do đơn vị sử dụng DVMTR (nhà máy thủy điện, nước sạch...) ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trong năm đó được tính toán, xác định theo quy định. Số tiền chi trả DVMTR cho các chủ rừng hoàn toàn phụ thuộc vào việc các đơn vị sử dụng DVMTR trả nhiều hay ít. Nếu lưu vực nào có nhiều đơn vị sử dụng dịch vụ, sản lượng (điện thương phẩm, nước thương phẩm...) của các đơn vị cao thì tiền DVMTR thu được càng nhiều dẫn đến đơn giá chi trả cho các chủ rừng càng cao và ngược lại.

Thực hiện quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ, hàng năm Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã phê duyệt diện tích và số tiền chi trả cho bên cung ứng DVMTR từ nhiều bên sử dụng DVMTR, đồng thời, công khai diện tích, số tiền được chi trả DVMTR gửi UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn.

Cử tri xã Yên Sơn, huyện Yên Châu đề nghị: Cấp có thẩm quyền xem xét có chế độ hỗ trợ kinh phí cho các Nhóm liên gia tự quản để phục vụ hoạt động.

UBND tỉnh trả lời: Toàn tỉnh có 93 mô hình bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, trong đó “nhóm liên gia tự quản” về an ninh, trật tự là một trong các mô hình bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở. Mô hình hoạt động mang tính cộng đồng tự nguyện, nên kinh phí hoạt động do các hộ trong nhóm bàn bạc, thống nhất tự nguyện đóng góp, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của chính quyền.

Để hỗ trợ hoạt động của “nhóm liên gia tự quản” về an ninh trong công tác phòng, chống kiểm soát ma túy; UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động của “nhóm liên gia tự quản” về sổ, bút, VPP, chè nước từ năm 2014. Hiện tại, Nghị quyết số 48/2022/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 về ban hành chính sách phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tỉnh đến năm 2025, quy định chính sách hỗ trợ hoạt động của nhóm liên gia tự quản, như sau: Nhóm liên gia tự quản dưới 15 hộ 300.000 đồng/nhóm/năm; Nhóm liên gia tự quản từ 15-30 hộ 400.000 đồng/nhóm/năm; Nhóm liên gia tự quản trên 30 hộ 500.000 đồng/nhóm/năm.

Như vậy, theo các quy định hiện hành không có chính sách hỗ trợ cho hoạt động của các mô hình tự quản về an ninh, trật tự tại cơ sở nói chung và hoạt động của “nhóm liên gia tự quản” về an ninh, trật tự nói riêng.

Cử tri xã Tạ Bú, huyện Mường La đề nghị: Bộ Giao thông - Vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam sớm cấp kinh phí triển khai kế hoạch sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300-Km80+00 trong kế hoạch bảo trì Quốc lộ 279D trong năm 2025.

UBND tỉnh trả lời: Sở GTVT đã trình Cục Đường bộ Việt Nam tại Tờ trình số 2523/TTr-SGTVT ngày 18/8/2024 về việc cho phép sửa chữa đột xuất 2 cầu và bổ sung hệ thống thoát nước và gia cố mở rộng lề đường một số vị trí, đoạn tuyến trên QL.279D và QL.4G, tỉnh Sơn La; trong đó, có nội dung bổ sung cống, rãnh trong đoạn tuyến Km71+300-Km80+000, QL.279D nhằm khắc phục kiến nghị của cử tri. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Cục Đường bộ Việt Nam chưa có ý kiến trả lời. Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị sớm cấp kinh phí, triển khai sửa chữa đoạn tuyến từ Km71+300-Km80+000, QL.279D.

Cử tri tiểu khu 8, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn đề nghị: Khảo sát, lập phương án nạo vét, cải tạo hồ Nà Bó, hiện tại, khối lượng đất bồi đắp rất lớn, lòng hồ bị thu hẹp không đảm bảo lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt hàng ngày cho nhân dân sinh sống nơi hạ du.

UBND tỉnh trả lời: Hiện trạng lòng hồ do nước mưa, lũ kéo theo bùn đất gây bồi đắp lòng hồ với khối lượng khoảng 150.000m³. Công ty TNHH MTV quản lý, khai thác công trình thủy lợi đang đề nghị UBND xã Nà Bó, Chi nhánh thủy lợi tại Mai Sơn tiếp tục khảo sát, tìm địa điểm bãi đổ thải với khối lượng khoảng 150.000m3. Sau khi thống nhất được vị trí bãi đổ thải, Công ty phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT lập hồ sơ dự án nạo vét lòng hồ trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện.

Quỳnh Ngọc (TH)
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thương lái vào tận vườn thu mua quả

    Thương lái vào tận vườn thu mua quả

    Kinh tế -
    Với trên 1.600 ha cây ăn quả các loại, sản lượng đạt hơn 20.000 tấn/năm, xã Chiềng Mung là một trong những địa phương có sản lượng cây ăn quả lớn của tỉnh. Thời điểm này, nông dân trong xã đang tập trung chăm sóc nhãn, thanh long, đảm bảo năng suất, chất lượng mùa vụ.
  • 'Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp

    Linh hoạt, sáng tạo vận hành chính quyền 2 cấp

    Thời sự - Chính trị -
    Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, quá trình triển khai mô hình chính quyền 2 cấp bước đầu sẽ có một số khó khăn, vướng mắc nhưng các địa phương cần tập trung tạo đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số, đẩy mạnh kết nối dữ liệu, bảo đảm người dân có thể tiếp cận dịch vụ công nhanh chóng, minh bạch, thuận lợi.
  • 'Tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp”

    Tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp”

    Nông nghiệp -
    Trong 3 ngày (14-16/7), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị tập huấn “Tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp” cho cán bộ khuyến nông tỉnh, cán bộ kỹ thuật Trạm Kỹ thuật nông nghiệp khu vực trên địa bàn tỉnh; thành viên HTX và nông dân xã Mường Bú, xã Mai Sơn.
  • 'Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Thời sự - Chính trị -
    Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.
  • 'Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Sau sắp xếp tổ chức theo mô hình mới, Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý 184 công đoàn cơ sở, gồm 45 đơn vị khối sự nghiệp và 139 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã, nghiệp đoàn, với 12.486 đoàn viên, người lao động. Hướng về cơ sở, lấy người lao động làm trung tâm, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên.
  • 'Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Văn hóa - Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có 4 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cơ đốc giáo, với 37.485 tín đồ. Có 5 tổ chức tôn giáo được chấp thuận thành lập và 40 điểm nhóm đạo được cấp phép sinh hoạt tập trung. Chú trọng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để đồng bào tôn giáo thực hành tín ngưỡng theo pháp luật, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
  • 'Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Nông thôn mới -
    Với sự hỗ trợ của Nhà nước, chung tay góp sức của các doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm và đóng góp của nhân dân, những tuyến đường liên bản, nội bản, ngõ, xóm ở xã biên giới Chiềng Sơn được thắp sáng ánh điện khi màn đêm buông xuống, giúp bà con đi lại thuận tiện hơn, đảm bảo an ninh trật tự.