Sống mãi ký ức được gặp Bác

60 năm trôi qua, nhưng những ký ức về lần đầu được gặp Bác Hồ vẫn in đậm trong tâm trí ông Lường Văn Chựa ở bản Ngùa, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu - người may mắn được đứng gần và cầm khung ảnh Bác.

Ông Lường Văn Chựa dạy chữ Thái cho người dân trên địa bàn.

Đến gia đình ông Lường Văn Chựa đúng lúc ông đang truyền dạy cách viết chữ Thái cho một số người dân trong bản; đây là việc làm ông đã dành tâm huyết từ lâu. Dù đã bước sang tuổi 75 nhưng ông Chựa vẫn nhanh nhẹn, giọng nói truyền cảm, lôi cuốn. Trong nếp nhà sàn truyền thống, ông Chựa xúc động kể cho chúng tôi nghe từng chi tiết như thể ông vừa mới được gặp Bác ngày hôm qua: Vào chiều 7/5/1959, khi sắp tan học, thầy giáo thông báo sáng hôm sau phải dậy sớm; rồi thầy dặn phải ăn mặc gọn gàng và tập trung tại trường để đi bộ đến bản Khoóng, xã Chiềng An (nay là tiểu khu 5, thị trấn Yên Châu) để đón phái đoàn cấp cao của Chính phủ. Thầy giáo chỉ thông báo cho học sinh là rất quan trọng và không nói thêm gì nữa. Khi đó, chúng tôi ai cũng hồi hộp, suốt đêm thao thức không ngủ được. Chúng tôi đi bộ 8 km đến bản Khoóng, tới nơi thì trời mới tờ mờ sáng, lúc đó nhân dân cũng đã đến rất đông. Rồi chúng tôi thấy từ trong chiếc xe con một ông cụ bước ra, mặc bộ quần áo nâu, tóc bạc, ngay lúc đó tiếng một cán bộ hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm”. Sau vài giây ngỡ ngàng, rồi tất cả nhân dân cũng đồng thanh hô vang “Hồ Chủ tịch muôn năm”, “Hồ Chủ tịch muôn năm”... Lúc bấy giờ, mọi người trong đoàn mới biết được đón Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Châu.

Kể đến đây, ông dừng lại một chút như để kìm những xúc động. Rồi ông bảo: Hạnh phúc lớn nhất đời của tôi là được gặp Bác Hồ và vinh dự được giao cầm khung ảnh Bác Hồ, được đứng hàng đầu, rất gần với Bác. Khi đó, tôi rất phấn khởi, hồi hộp vì từ trước tới giờ chỉ được nghe kể về Bác, được nhìn thấy Bác qua hình ảnh, bây giờ được gặp trực tiếp, cảm xúc thật khó tả. Lúc đó, ông Chựa mới chỉ học lớp 3, nhưng đến giờ, ông vẫn nhớ như in lời Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc  Yên Châu. Với phong cách giản dị, lời nói so sánh dễ hiểu, tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên thật gần gũi, thân thiết hơn bao giờ hết khi nghe Bác hỏi thăm bằng tiếng dân tộc. Ông Chựa xúc động nhớ lại: Bác căn dặn, cán bộ, bộ đội và nhân dân các dân tộc Yên Châu: Đẩy mạnh sản xuất, làm thủy lợi, bảo vệ rừng, tích cực giúp đỡ đồng bào ở vùng rẻo cao, đặc biệt là phải đoàn kết. Bác nhắc đi nhắc lại phải đoàn kết, có đoàn kết mới có sức mạnh. Bác giơ nắm tay lên và nhấn mạnh: “Cán bộ, bộ đội, nhân dân các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ như nắm tay thế này”.

Dù đã 60 năm trôi qua, nhưng kỷ niệm về lần duy nhất được gặp Bác đã để lại trong ông dấu ấn sâu sắc, từng lời Bác căn dặn như kim chỉ nam để ông suốt đời phấn đấu học tập và noi theo, dù thực hiện nhiệm vụ trên cương vị nào cũng phấn đấu hoàn thành xuất sắc. Năm 1965, ông nhập ngũ vào Trung đoàn 186, Quân khu Tây Bắc, sau đó ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Thời gian trong quân đội, ông tiếp tục học lên hết lớp 7/10. Cuối năm 1966, ông chuyển sang Trung đoàn Tên lửa 276, Quân chủng Phòng không - Không quân. Tại đây, ông cùng đồng đội tham gia chiến dịch chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc tại thành phố cảng Hải Phòng, rồi tham gia chiến dịch ở các chiến trường Nghệ An, Quảng Bình... Năm 1977, ông xuất ngũ trở về địa phương và tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện, cống hiến cho quê hương. Thời gian công tác tại địa phương, ông trải qua nhiều vị trí công tác, như: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Châu; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Yên Châu, đến năm 2000 ông nghỉ hưu. Về nghỉ hưu, ông thường xuyên tham gia công việc của bản, của xã; giáo dục con cháu truyền thống cách mạng, ra sức học tập, phấn đấu xây dựng quê hương, bản làng giàu đẹp, văn minh. Với những thành tích đạt được, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, như, Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huy chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang; cùng nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành...

(Ghi theo lời kể của nhân vật)

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.