Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Kỷ vật thiêng liêng của người dân Cao Đa

Cách đây 60 năm, khi Bác Hồ cùng Đoàn công tác của Trung ương lên thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc Tây Bắc, Người căn dặn: “... Thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, gặt cho tốt vụ chiêm, chuẩn bị tốt vụ mùa... Ra sức cải tiến kỹ thuật, làm mương phai cho tốt, làm phân bón cho nhiều, cày bừa cho kỹ, đề phòng sâu bệnh...”. Những lời căn dặn ấy đã tiếp sức cho HTX Cao Đa, xã Phiêng Ban, châu Phù Yên thuộc tỉnh Nghĩa Lộ khi ấy trở thành lá cờ đầu của miền núi với “cánh đồng lúa 5 tấn”.

Một góc bản Cao Đa, xã Phiêng Ban (Bắc Yên).

“Cánh đồng lúa 5 tấn” năm xưa

Từ Ngã ba Cò Nòi lịch sử, hướng theo quốc lộ 37 đến huyện Bắc Yên, chúng tôi vượt qua đèo Chẹn, qua cầu Tạ Khoa, rồi vượt thêm vài đoạn đèo, dốc nữa để đến với bản Cao Đa. Giữa lưng chừng đèo, bản hiện ra thanh bình với những khu ruộng bậc thang xanh mướt của lúa đang “thì con gái”. Tôi chợt nhớ câu chuyện về HTX Cao Đa những năm 60 của thế kỷ trước, vốn là vùng đất khó khăn, không có khu đất rộng bằng phẳng nào để làm ruộng, mà hầu hết ruộng nước phải làm bậc thang ven suối. Nhưng kỳ diệu là nơi đây đã từng làm nên kỳ tích về “cánh đồng lúa 5 tấn”, đưa HTX Cao Đa trở thành lá cờ đầu trong thi đua sản xuất giỏi của Khu tự trị Tây Bắc. Năm 1962, HTX Cao Đa đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng một chiếc máy cày,  phần thưởng đặc biệt động viên bà con nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất.

Thật may mắn trong chuyến về Cao Đa lần này, chúng tôi gặp được bà Mùi Thị Do, một trong những người gắn bó với HTX trong suốt quá trình phát triển. Theo lời bà kể, bản Cao Đa được hợp nhất bởi bản Cao và bản Noong Đa, thuộc xã Phiêng Ban, châu Phù Yên, tỉnh Nghĩa Lộ. Năm 1959, hai tổ đổi công của hai bản hợp nhất thành lập HTX Cao Đa. Những ngày đầu thành lập, HTX có 24 xã viên, sau phát triển thêm 10 xã viên nữa; Ban Chủ nhiệm HTX gồm 3 người, là các ông Đinh Văn Lay, Đinh Văn Chấn và Mùi Văn Nhờ. Ngày đó, phong trào thi đua sản xuất lên mạnh lắm. Thời gian làm việc trong ngày luôn bắt đầu từ khoảng 7h sáng và kết thúc khi mặt trời đã xuống núi; xã viên đi làm được chấm công lấy điểm; không khí thi đua giữa các tổ sản xuất rất sôi nổi với các phong trào, như: “Sạch nhà, xanh ruộng”, làm phân xanh, thi cấy lúa thẳng hàng...; Ban Chủ nhiệm cũng giao khoán từng thửa ruộng cho xã viên, đến vụ thu hoạch, căn cứ năng suất trên từng khoảnh ruộng mà chia sản phẩm. 

Vụ mùa năm 1962, HTX Cao Đa thắng lợi lớn, năng suất lúa bình quân 5 tấn/ha, là địa phương đầu tiên của Khu tự trị thời kỳ đó đạt được thành tích này, sánh vai với quê lúa Thái Bình. Với một bản vùng cao còn nhiều khó khăn, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, đạt được năng suất 5 tấn thóc/ha ruộng bậc thang là kết quả đáng khâm phục. Ngoài câu chuyện về cánh đồng 5 tấn, chúng tôi còn được nghe câu chuyện về hàng cây nhãn ven đường được Ban chủ nhiệm HTX giao cho các xã viên chăm sóc. Ngày ấy, vào mùa nhãn, mọi người ai cũng ý thức không bứt quả xanh, chỉ khi quả chín mới thu hái và chia đều cho xã viên. Phong trào học tập ở bản Cao Đa cũng ít nơi nào sánh kịp, từ những năm đó mà đã không hề có trẻ thất học.... Với những thành tích nổi trội, HTX Cao Đa kiểu mẫu đã được nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về thăm, như nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Lê Văn Lương, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng hoa chúc mừng thành tích lao động sản xuất. Đặc biệt, Bác Hồ đã gửi tặng HTX một chiếc máy cày. Đã mấy chục năm trôi qua, nhưng bà Do vẫn còn nhớ khoảnh khắc chiếc máy cày được một cán bộ có tên là Cầm Thị Sọi lái về, trao tận tay người dân Cao Đa. “Hồi hộp, háo hức và phấn khởi là cảm xúc của tất cả mọi người lúc bấy giờ; là nguồn động viên, cổ vũ chúng tôi tiếp tục hăng say thi đua lao động sản xuất”, dừng giây lát, rồi bà Do kể tiếp: Thời điểm đó, không có ai trong HTX biết lái máy cày, nên phải một thời gian mày mò học hỏi cách sử dụng, Cao Đa mới có người điều khiển được máy cày. Ngay vụ sản xuất đầu tiên sử dụng chiếc máy cày Bác tặng thưởng, HTX đã có một vụ mùa bội thu. Cũng từ đó, các xã viên luôn cố gắng để vụ nào cũng đạt năng suất như vậy và cao hơn thế nữa. Có thể nói, việc đưa máy cày vào phục vụ sản xuất là dấu ấn quan trọng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, sản lượng lương thực...

Cao Đa hôm nay 

Phát huy những kết quả trong phát triển kinh tế của các thế hệ cha anh, người dân bản Cao Đa tiếp tục năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Từ 8 ha ruộng bậc thang ban đầu, người dân Cao Đa đã khai khẩn thêm thành 22 ha ruộng bậc thang trong thời kỳ xây dựng HTX, đến nay, cả bản có 49 ha ruộng bậc thang, duy trì năng suất trung bình 6-7 tấn/ha. Ngoài ra, các thành viên HTX và người dân trong bản còn mở rộng mô hình trồng cây ăn quả, cả bản hiện có 23 ha nhãn, xoài, chanh leo... Trong đó, giống xoài Đài Loan (Trung Quốc) đã chuẩn bị cho thu hoạch lứa quả đầu tiên; nhãn sau khi cải tạo năng suất đạt từ 2-4 tấn quả/ha. Qua đánh giá của các cơ quan chuyên môn, các sản phẩm quả của Cao Đa có thể tham gia xuất khẩu. Chăn nuôi cũng được đầu tư theo hướng hàng hóa, Cao Đa hiện có trên 480 con trâu, bò, 450 con lợn trên 2 tháng tuổi... Theo thống kê của Trưởng bản Cao Đa 1 Hoàng Văn Đại, Ban Quản lý bản đã vận động bà con cải tạo vườn nhãn cũ, ghép giống nhãn chín muộn; trồng thử nghiệm 1 ha cây chanh leo, thu trên 100 triệu đồng vụ đầu tiên; bộ mặt nông thôn mới Cao Đa đã và đang khởi sắc, 85% tuyến đường nội bản được đổ bê-tông, con trẻ được học hành chu đáo, hoạt động văn hóa văn nghệ rất sôi động...

Kế thừa và phát huy truyền thống, người dân bản Cao Đa hôm nay đang nỗ lực từng ngày để xứng đáng với tình cảm và kỷ vật của Bác Hồ kính yêu tặng thưởng.

Khải Hoàn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ vào sản xuất

    Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ vào sản xuất

    Kinh tế -
    Phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, HTX nông nghiệp Dũng Tiến, phường Vân Sơn, tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra các loại nông sản chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm trên cao nguyên Mộc Châu.
  • 'Giữ rừng vì cuộc sống cộng đồng

    Giữ rừng vì cuộc sống cộng đồng

    Xã hội -
    Với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ gần 43.000 ha rừng trên địa bàn 7 xã, phường, Hạt Kiểm lâm khu vực IX (thị xã Mộc Châu cũ), chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, chủ rừng và nhân dân triển khai, thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng.
  • 'Hướng đến một xã hội phát triển bền vững và nhân văn

    Hướng đến một xã hội phát triển bền vững và nhân văn

    Xã hội -
    Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay có chủ đề “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”, tỉnh ta đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, lan tỏa thông điệp về quyền sinh sản, nâng cao chất lượng dân số, hướng đến một xã hội phát triển bền vững và nhân văn.
  • 'Phát huy vai trò nòng cốt trong đảm bảo an ninh quốc gia

    Phát huy vai trò nòng cốt trong đảm bảo an ninh quốc gia

    An ninh trật tự -
    Là đơn vị chủ công trong điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, những năm qua, Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh luôn chủ động bám sát tình hình, nắm chắc địa bàn, kịp thời tham mưu cho Ban Giám đốc Công an tỉnh các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả, phát hiện và đấu tranh kịp thời tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, không để hình thành “điểm nóng” trên địa bàn.
  • 'Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả

    Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả

    An ninh trật tự -
    Bảo vệ chính trị nội bộ là một bộ phận trọng yếu trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Những năm qua, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
  • 'Hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài

    Hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài

    Kinh tế -
    Những năm gần đây, tỉnh Sơn La chủ động triển khai nhiều giải pháp linh hoạt và hiệu quả trong tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài, thu hút nguồn lực quốc tế, góp phần thiết thực vào sự phát triển bền vững của địa phương.
  • 'Phát triển thương mại, dịch vụ gắn với du lịch

    Phát triển thương mại, dịch vụ gắn với du lịch

    Du lịch -
    Thành lập trên cơ sở nhập các phường (Mộc Lỵ, Mường Sang và xã Chiềng Hắc), phường Mộc Châu có địa bàn rộng, với nhiều điểm du lịch là điều kiện thúc đẩy phát triển thương mại và dịch vụ tổng hợp, phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân và khách du lịch.