Khắc ghi lời Bác dạy trong tim

Những ngày tháng 4, khi cả Tây Bắc - Sơn La đang tổ chức nhiều hoạt động mừng Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại Sơn La (7/5/1959 - 7/5/2019), chúng tôi may mắn được gặp bà Ngô Thị Ngọc Lan, Tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu và được nghe câu chuyện xúc động của bà - cô giáo dạy vỡ lòng năm xưa trong lần được gặp Bác Hồ.

Bà Lan giúp con cháu chăm sóc vườn hoa.

Năm nay bước sang tuổi 77, bà Lan vẫn giữ phong cách của cô giáo giản dị, gần gũi. Giọng trầm ấm, bà kể: Năm 1957, sau khi học hết lớp 4, bà được vận động đi dạy lớp vỡ lòng tại Trường cấp I Mường Sang (Mộc Châu), ngày đó số lượng người chưa biết chữ còn rất nhiều nên bà nhận lời. Bà cũng không ngờ rằng, đây chính là cơ duyên để bà được gặp Bác Hồ. Đó là ngày 8/5/1959, bà Lan cùng một số thầy cô giáo trong trường được giao nhiệm vụ đưa học sinh đi đón Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương đến thăm và nói chuyện với cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mộc Châu. Ngay từ sáng sớm, bà Lan cùng các thầy cô giáo đưa các em học sinh đến tập trung tại khu làm việc của Uỷ ban hành chính huyện (hiện nay thuộc Tiểu khu 11 thị trấn Mộc Châu) là nơi tổ chức đón Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương. Lúc đó, đã có rất đông cán bộ, bà con các dân tộc trong huyện xếp hàng ngay ngắn, hồi hộp chờ đón giây phút được gặp Bác. Thế rồi cả rừng người, rừng cờ sôi động hẳn lên khi thấy đoàn xe, xuất hiện. Những tràng pháo tay vang lên không ngớt khi Bác Hồ từ trên xe bước xuống tiến về kỳ đài. Mọi người không ai bảo ai vừa vỗ tay vừa hô to “Bác Hồ muôn năm, Bác Hồ muôn năm”, Bác vẫy tay, trìu mến nhìn mọi người, ánh mắt Người vừa hiền dịu, nghiêm trang khiến ai cũng xúc động, nghẹn ngào.

Trầm ngâm một lát, bà Lan kể tiếp: Sau khi thăm hỏi, dặn dò cán bộ, nhân dân phải đoàn kết các dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, Bác đi xuống bắt tay các cụ già và ân cần thăm hỏi sức khoẻ. Rồi Bác đến chỗ có các em học sinh, với phong cách giản dị, gần gũi, thân thiết, Bác nhẹ nhàng căn dặn: Các cháu phải cố gắng chăm ngoan học thật giỏi vâng lời thầy cô, tương lai của đất nước phụ thuộc vào các cháu. Học sinh miền xuôi cũng như miền ngược đều là con, là cháu của Bác, phải thương yêu nhau, đoàn kết học tập lẫn nhau, coi nhau như anh em một nhà và cùng nhau xây dựng quê hương...

Với bà Lan, những lời Bác dặn dò tại buổi lễ chính là “kim chỉ nam” thôi thúc bà tiếp tục gắn bó với nghề giáo. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bà tiếp tục theo học Trường Sư phạm cấp tốc, rồi học tiếp Trường Sư phạm cấp I và thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng cán bộ, giáo viên do Ty Giáo dục (nay là Sở Giáo dục- Đào tạo) tổ chức. Với lòng yêu nghề, bà luôn phấn đấu để trở thành cô giáo giỏi và được phân công dạy học, giữ trọng trách Phó Hiệu trưởng tại nhiều trường trên địa bàn huyện Mộc Châu: Từ Mường Sang, Nông trường Mộc Châu, Trường Bổ túc văn hóa cán bộ huyện... đến năm 1983, bà Lan được nghỉ hưu theo chế độ. Về nghỉ hưu, bà được hội viên phụ nữ thị trấn Mộc Châu tin tưởng bầu làm Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ thị trấn từ năm 1984 đến năm 2001, trên cương vị công tác, bà đã cùng chi hội phụ nữ các tiểu khu triển khai, cụ thể hóa nhiều phong trào thiết thực như: Phụ nữ giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc... Đặc biệt, gia đình bà Lan còn là gia đình hiếu học tiêu biểu của huyện Mộc Châu, khi 3 người con của ông bà cùng 3 người con dâu, con rể đều có trình độ cử nhân đang công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong và ngoài tỉnh. Gia đình bà là tấm gương sáng để các hộ trong tiểu khu học tập, noi theo.

Những hình ảnh và lời căn dặn của Bác Hồ năm xưa luôn khắc sâu, in đậm trong tâm trí và trái tim bà Lan, bà luôn động viên con cháu sống phấn đấu học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp như lời Bác dặn.

(Ghi theo lời kể của nhân vật)

Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng trong hệ thống ngân hàng

    Kinh tế -
    Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8% trở lên, hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Sơn La tập trung tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, tiêu dùng, góp phần vào chỉ tiêu phấn đấu của tỉnh.
  • 'Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Sức sống mới bên dòng Đà Giang

    Xã hội -
    Nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La, vùng quê tái định cư Chiềng Lao, huyện Mường La hôm nay đang chuyển mình, với cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nông dân biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với thế mạnh địa phương, xây dựng thương hiệu và liên kết thành lập các HTX đa ngành nghề, đưa Chiềng Lao vươn lên.
  • 'Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Sông Mã chăm sóc xoài xuất khẩu

    Kinh tế -
    Cây xoài tượng da xanh đã bén rễ, gắn bó với người dân huyện Sông Mã từ nhiều năm nay. Sản phẩm được bán trên thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Thời điểm này, các hộ đang tập trung chăm sóc để có mùa quả bội thu.
  • 'Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Vân Hồ phòng bệnh cho đàn gia súc

    Kinh tế -
    Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở Vân Hồ diễn biến phức tạp. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban, đơn vị chuyên môn và các địa phương chủ động, làm tốt việc phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy mạnh tiêm vắc xin cho đàn gia súc.
  • 'Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai

    Xã hội -
    Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai là cơ sở quan trọng, giúp chủ động các biện pháp ứng phó, giảm thiệt hại về tài sản, bảo đảm an toàn nhân dân. Những năm gần đây, dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu quả, góp phần giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
  • 'Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Giữ rừng dựa vào cộng đồng

    Xã hội -
    Bảo vệ “lá phổi xanh”, thị xã Mộc Châu đã thành lập 144 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các tổ, bản với 2.880 người tham gia. Phát huy sức mạnh của tập thể, cộng đồng, bảo vệ, phát triển rừng và tạo sinh kế, tăng thu nhập từ rừng.