Tín hiệu vui cho công nhân cao su

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thời điểm này, Nhà máy chế biến cao su Sơn La 28/10 tại xã Tông Lạnh (Thuận Châu) chính thức ra quân sản xuất đầu xuân mới. Với tinh thần “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và đời sống người lao động”, toàn bộ công nhân hăng say sản xuất, không khí vui tươi, phấn khởi cho thấy những tín hiệu vui trong năm mới.

Công nhân Nhà máy chế biến cao su Sơn La 28/10 ra quân sản xuất đầu xuân.

 

Hai bên con đường bê tông từ quốc lộ 6B vào Nhà máy, từng hàng cây cao su thẳng tắp, trải dài vừa qua mùa thay lá bắt đầu đâm chồi. Ngày đầu tiên sản xuất của năm mới, không khí lao động hết sức khẩn trương, nhộn nhịp, tiếng máy chạy rộn rã. Ông Hoàng Viết Thành, Giám đốc nhà máy thông tin nhanh: Trước Tết Nguyên đán, lãnh đạo huyện Thuận Châu đã tổ chức đến thăm hỏi, tặng quà Nhà máy và những công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, Công ty cổ phần cao su Sơn La thanh toán kịp thời tiền lương 2 tháng đầu năm và tiền thưởng tết, với mức bình quân hơn 14 triệu đồng/người, nên toàn bộ công nhân rất phấn khởi. Để bảo đảm tiến độ, Nhà máy đang sản xuất thông tầm, từ 7 giờ 30 đến 16 giờ, công nhân chỉ thay nhau nghỉ để ăn cơm trưa.

Tại khu vực dây chuyền cán ủ, lượng mủ đông tập kết về khá lớn, hơn chục công nhân liên tục chuyển mủ vào hệ thống máy rửa để làm sạch, loại bỏ tạp chất và chuyển sang máy làm tơi xốp, sấy khô. Anh Lò Văn Bình, bản Thẳm, xã Tông Lạnh cho biết: Năm 2008, gia đình góp 3,5 ha đất trồng cao su và được nhận vào làm công nhân. Những năm trước, khi cây cao su chưa được khai thác, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn, nhưng hơn 2 năm trở lại đây bắt đầu có sản phẩm, thu nhập đã ổn định hơn nhiều. Làm việc ở bộ phận cán ủ, tuy có vất vả, nhưng lương hiện tại đạt gần 5 triệu đồng/tháng.

Còn tại khu vực cán ép, sản phẩm mủ cao su sau khi được sấy khô được đưa vào máy ép với khối lượng 10 kg/bánh. Vừa đóng gói sản phẩm, chị Lù Thị Bước chia sẻ: “Công việc hằng ngày là dán nhãn, bọc nylon, tuy không vất vả bằng công nhân ở những bộ phận khác, nhưng đòi hỏi phải tỷ mỷ, chính xác”. Được biết, năm 2009, để nhường đất phục vụ xây dựng công trình thủy điện Sơn La, gia đình chị Bước chuyển từ xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai) ra TĐC tại bản Lạn Bóng, xã Tông Lạnh. Những năm qua, sản xuất của gia đình chủ yếu là trồng cây lương thực ngắn ngày trên nương, nên thu nhập không ổn định, năm 2019 chị được nhận vào làm công nhân của Nhà máy, với mức lương bình quân gần 5 triệu đồng/tháng và được bảo đảm mọi chế độ theo quy định của Bộ luật lao động.

Nhà máy chế biến cao su Sơn La 28/10 có công suất 6.000 tấn mủ khô/năm, bảo đảm chế biến hết sản lượng mủ của toàn bộ diện tích hơn 6.000 ha cây cao su trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2020, Công ty cổ phần cao su Sơn La đã đưa vào khai thác được gần 4.000 ha, sản lượng chế biến đạt 3.168 tấn mủ SVR10. Sản phẩm mủ cao su Sơn La được đánh giá có chất lượng tốt, được kiểm soát theo quy định của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, các chỉ tiêu phân tích đều đạt TCVN 3769:2016, sản phẩm đáp ứng thị trường trong nước và được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Âu. Đặc biệt, hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, áp dụng công nghệ vi sinh vận hành với công suất 330 m³/ngày đêm, bảo đảm các quy định về bảo vệ môi trường.

Dự kiến đến đầu năm 2022, Công ty cổ phần cao su Sơn La sẽ đưa vào khai thác mủ toàn bộ diện tích hơn 6.000 ha cây cao su đã trồng trên địa bàn toàn tỉnh. Ngay những ngày đầu năm mới này, một tín hiệu vui là giá cao su trên thị trường đang có chiều hướng tăng, việc tiêu thụ sản phẩm cũng có nhiều thuận lợi. Theo Giám đốc Nhà máy Hoàng Viết Thành, khi thực hiện sản xuất hết công suất thì thu nhập của công nhân sẽ tăng lên hơn 6 triệu đồng/tháng, đời sống công nhân từng bước được cải thiện, điều đó giúp cho người lao động thực sự yên tâm sản xuất.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.