Thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đã tạo ra bước đột phá mạnh mẽ trong sản xuất ở tỉnh ta những năm gần đây. Đặc biệt, bước chuyển đổi cây trồng đã đưa Sơn La trở thành vựa hoa quả lớn nhất miền Bắc. Sản lượng nông sản tăng cao đủ sức phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Cùng với các cơ chế, chính sách thông thoáng trong kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư các trung tâm chế biến sâu, liên kết chuỗi sản xuất với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình ở địa phương, đã tạo động lực giúp nông sản an toàn Sơn La “cất cánh” vươn xa.

 

 

Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ của Tập đoàn TH (Vân Hồ)

 

Với diện tích rộng, nhiều tiểu vùng khí hậu thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi, tỉnh Sơn La đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm gắn với đẩy mạnh công nghiệp chế biến, kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Sơn La đã trở thành vựa hoa quả lớn nhất miền Bắc với gần 80.000 ha cây ăn quả, sản lượng quả ước đạt 450.000 tấn. Một số vùng nguyên liệu nông sản của Sơn La đứng trong tốp đầu cả nước như: Sản lượng quả nhãn đạt 94.000 tấn, mận đạt 55.000 tấn (lớn nhất cả nước); xoài khoảng 50.000 tấn (đứng thứ 2 cả nước); cà phê trên 180.000 tấn; chè đạt 9.500 tấn; có hơn 26.000 con bò sữa, sản lượng 90.000 tấn sữa... Một số sản phẩm đã được chế biến, tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách tỉnh và góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân.

 

Trao đổi với phóng viên bên lề Hội nghị thúc đẩy cơ cấu lại nông nghiệp các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định: Sơn La đã hợp tác rất tốt với các nhà khoa học và các doanh nghiệp để mời gọi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến. Đồng thời, liên kết tạo ra vùng nguyên liệu rộng lớn. Toàn tỉnh đã đổi mới mạnh mẽ cách thức tổ chức sản xuất, phát huy vai trò các HTX, góp phần kết nối giữa các hộ trồng cây ăn quả với các doanh nghiệp, đối tác tiêu thụ, tạo ra vùng sản xuất tập trung, có điều kiện áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất an toàn.

 

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã kịp thời cụ thể hóa, triển khai các chính sách về khuyến khích phát triển công nghiệp; đặc biệt là chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (trong đó, có phát triển công nghiệp chế biến nông sản) phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư; tổ chức các đoàn công tác trực tiếp do các đồng chí lãnh đạo tỉnh đi mời gọi các tập đoàn, doanh nghiệp đến đầu tư tại Sơn La. Đồng thời, hỗ trợ các nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục hành chính quyết định chủ trương đầu tư, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, các thủ tục về môi trường, xây dựng... Đối với các dự án trọng điểm chế biến nông sản, tỉnh đã hỗ trợ đầu tư hạ tầng đường, điện, nước đến chân hàng rào dự án.

 

 

Dây chuyền chế biến quả nhãn của Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ.

 

Các cơ chế, chính sách của tỉnh đã thực sự là động lực, khuyến khích, tạo phong trào phát triển nông nghiệp hàng hóa, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, thu hút một số tập đoàn, công ty lớn có năng lực trong lĩnh vực chế biến nông sản. Nhờ vậy, số lượng cơ sở chế biến theo quy mô công nghiệp tăng từ 28 cơ sở năm 2016 lên 47 cơ sở vào năm 2020. Quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, từng bước áp dụng các công nghệ chế biến mới, hiện đại; sản phẩm của các cơ sở chế biến ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.

 

Đặc biệt, giai đoạn 2016 đến nay, đã có 8 dự án nhà máy chế biến công suất lớn được khởi công và đi vào hoạt động, như: Nhà máy chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Tập đoàn Nafoods (Mộc Châu); nhà máy Bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn IC Food Hàn Quốc (Vân Hồ); nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ của Tập đoàn TH... Qua đó, đóng góp chung vào tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp chế biến đạt 8,08%/năm, chiếm 29,4% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Một số sản phẩm đã xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Cà phê xuất sang Đức, Malaysia; chè sang Nhật Bản, Đài Loan, Afghanistan; tinh bột sắn sang Trung Quốc, Canada; long nhãn sang Trung Quốc, Hàn Quốc...

 

Ông Đinh Gia Nghĩa, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, cho biết: Nhận thấy tiềm năng vùng nguyên liệu ở Sơn La, chúng tôi đã quyết định xây dựng Trung tâm chế biến rau, quả DOVECO tại huyện Mai Sơn. Khi đi vào hoạt động sẽ thu mua và chế biến 500 nghìn tấn rau, quả/năm gồm: Chanh leo, xoài, dứa, chuối, bơ, ngô ngọt, rau chân vịt, đậu tương... góp phần tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương và lao động tại các nhà máy. Chúng tôi cũng đánh giá cao việc các cấp chính quyền đã tạo điều kiện đồng hành cùng doanh nghiệp. Đến nay, sau gần 4 tháng khởi công xây dựng, Công ty đã được các địa phương trong tỉnh hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu phục vụ Trung tâm chế biến. Dự kiến trung tuần tháng 5/2021, Công ty sẽ vận hành dây chuyền chế biến sản phẩm xoài, ngô ngọt.

 

Bà Phạm Thị Doan, Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Để ngành Công nghiệp chế biến nông sản phát triển hơn nữa, tỉnh đang xây dựng dự thảo Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 với giải pháp được đưa ra là xây dựng phương án phát triển vùng nguyên liệu nông sản trên phạm vi toàn tỉnh phù hợp với phương án sử dụng đất, gắn với phát triển các cơ sở chế biến nông sản. Tập trung quy hoạch, thu hút đầu tư nâng cao năng lực chế biến, bảo quản nông sản. Rà soát phương án phát triển công nghiệp chế biến của tỉnh gắn với phương án phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, kết cấu hạ tầng, phương án quản lý sử dụng đất để tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khai thác tốt thời cơ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam đã ký kết với các nước, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả công nghiệp chế biến.

 

Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ từ cơ chế, chính sách đến vùng nguyên liệu, thị trường..., tỉnh Sơn La kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, uy tín, giàu kinh nghiệm tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến để nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo kịp thị trường, hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ. Doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu, người nông dân có thu nhập và câu chuyện “được mùa, mất giá” sẽ không còn là nỗi ám ảnh mỗi mùa thu hoạch.

Nguyễn Yến
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.