Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Quỳnh Nhai đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và thực thi nhiệm vụ.
Năm 2023, huyện Mường La đã tập trung đẩy mạnh các giải pháp triển khai thực hiện chuyển đổi số; trong đó, tỷ lệ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến của huyện Mường La đạt 70,2%, tỷ lệ văn bản phát hành trên hệ thống đạt 98,3%. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá xếp loại của tỉnh về chuyển đổi số, huyện Mường La đạt mức trung bình, với 503,9 điểm và xếp cuối cùng trong các huyện, thành phố của tỉnh.
Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đang được nông dân trong tỉnh tích cực triển khai, áp dụng từ quy trình sản xuất đến quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Ngày 25/4, tại xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, Hội LHPN tỉnh Sơn La đã tổ chức Ngày hội phụ nữ cơ sở với chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin; tổng kết trao giải cuộc thi cấp tỉnh về “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội” năm 2024.
Ngày 24/4, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 8, đánh giá kết quả chuyển đổi số 4 tháng đầu năm 2024.
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Viettel Sơn La luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Viễn thông Viettel và sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cùng các sở, ban, ngành của tỉnh Sơn La. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Viettel Sơn La đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, mở rộng phủ sóng rộng khắp từ thành thị tới vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, kết nối viễn thông tới mọi người, mọi nhà, mọi miền, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương và thúc đẩy chuyển đổi số.
Duy trì, nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện chuyển đổi số, các cấp chính quyền của huyện Quỳnh Nhai đang nỗ lực từng bước hoàn thiện các chỉ tiêu chuyển đổi số từ chính quyền điện tử đến mục tiêu phát triển xã hội số trong tương lai.
Nâng cao chất lượng phục vụ, mang đến cho khách hàng nhiều cơ hội trải nghiệm các dịch vụ ngân hàng số hiện đại, nhanh chóng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh huyện Quỳnh Nhai đẩy mạnh chuyển đổi số, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và bắt kịp xu thế của thời đại công nghệ cao.
Ngày 12/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP tỉnh, chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024.
Thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng chính quyền thân thiện, phát triển du lịch được cấp ủy, chính quyền huyện Mộc Châu quan tâm triển khai thực hiện, tạo chuyển biến về lề lối làm việc của chính quyền các cấp từ quản lý hành chính sang phục vụ nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06/CP), Công an tỉnh Sơn La tập trung hoàn thành các mục tiêu đề ra, đạt được những kết quả tích cực.
Toàn tỉnh có 760.070 người lao động từ 15 tuổi trở lên; 43.254 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hằng tháng, 35.654 người có công với cách mạng, 382.714 trẻ em dưới 16 tuổi. Thực hiện chuyển đổi số cho các nhóm đối tượng thuộc lĩnh vực ngành quản lý, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tích cực triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số để hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý, điều hành, xây dựng và phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số theo lộ trình chuyển đổi số của tỉnh.
Là công nghệ nền tảng, trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng tạo đột phá trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết đầu tiên về thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy được đánh giá là bước ngoặt quan trọng trong quản lý AI, đưa công nghệ tiên tiến này vào khuôn khổ pháp lý nhằm quản trị AI hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Cán bộ, công chức, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương đã cam kết, thực hiện tốt nguyên tắc “4 tại chỗ” tạo sự hài lòng của tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân khi đến giải quyết thủ tục hành chính. Đó là hiệu quả bước đầu mô hình “Chính quyền thân thiện” được triển khai tại phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La; xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã và thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu.
Những năm qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai các hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tiết kiệm chi phí, thời gian, từng bước thích ứng với công cuộc chuyển đổi số.
Mới đây, Visa - công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới - công bố những hiểu biết mới nhất về bối cảnh thanh toán tại Việt Nam trong Nghiên cứu về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng 2023. Báo cáo cho thấy xu hướng chuyển đổi sang các phương thức thanh toán điện tử hiện đại đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện “Năm chuyển đổi số”, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát động, đến nay, Công ty Điện lực Sơn La đã cơ bản hoàn thành công tác chuyển đổi số theo chỉ đạo, phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành mục tiêu vận hành theo mô hình doanh nghiệp số.
Nhờ sự linh hoạt trong chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và sự nhạy bén, chủ động, trách nhiệm của mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ, các hoạt động của Hội đang từng bước được đổi mới về nội dung và phương thức truyền tải để phù hợp thời đại công nghệ số. Nhờ đó, giúp hội viên, phụ nữ dần tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi số, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động Hội cũng như trong sản xuất, kinh doanh.