Sự hài lòng của người dân là tiêu chí đánh giá hiệu quả cải cách hành chính

Chiều tối 22/3 tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp Bộ Nội vụ, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2015.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị (Ảnh:TH)

 

Các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ Trưởng Bộ Nội vụ; Trung tướng Nguyễn Song Phi, Phó Chủ tịch Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam tham dự Hội nghị.

Dịch vụ về đất đai, xây dựng làm cho người dân bức xúc

Khảo sát xác định Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2015 được tiến hành tại 10 tỉnh, thành: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lai Châu, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Tây Ninh, Cà Mau từ 1/1/2014 – 30/6/2015, đối với 6 thủ tục hành chính, gồm: Cấp giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng nhà ở, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh và chứng thực.

Tại 10 tỉnh, thành phố trên, chọn 36 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong đó mỗi thành phố chọn 5 đơn vị và mỗi tỉnh chọn 3 đơn vị. Sau đó, chọn 108 xã, phường, thị trấn từ 36 huyện để khảo sát.

Qua 1 năm phối hợp, Bộ Nội vụ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tổ chức các đoàn giám sát khảo sát tại tất cả 10 tỉnh, thành phố. Kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2015 (SIPAS) đối với các dịch vụ được khảo sát trong khoảng từ 74,4 – 89,5%. Chương trình phối hợp về triển khai xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đã được triển khai đầy đủ tất cả các nội dung, theo đúng phương pháp và đạt kết quả, mục tiêu đề ra. Sự tham gia nhiệt tình của các công chức, cán bộ MTTQ và Hội Cựu chiến binh cấp xã trong việc mời và động viên người dân tham gia khảo sát góp phần mang đến sự thành công về tỷ lệ phản hồi phiếu khảo sát đạt 78,53%.

Qua khảo sát điều tra xã hội học cho thấy, người dân đánh giá tốt về kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Cụ thể, thủ tục cấp chứng minh thư nhân dân đạt 72,9%; thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 63,1%; thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở 69,9%; thủ tục chứng thực 70,4%; thủ tục kết hôn 79,9%; thủ tục cấp giấy khai sinh 77,8%. Đáng chú ý, người dân đánh giá cao chất lượng chuyên môn của công chức, nhưng chưa bằng lòng về đạo được nghề nghiệp, về sự phục vụ nhiệt tình chu đáo của công chức.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, dịch vụ về đất đai, xây dựng làm cho người dân bức xúc và không hài lòng nhất. Trong đó, Đà Nẵng là thành phố có chỉ số hài lòng và rất hài lòng cao nhất và Hưng Yên có chỉ số thấp nhất ở hai lĩnh vực này.

Tuy nhiên, Trung tướng Nguyễn Song Phi, Phó Chủ tịch Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam thừa nhận, do thời gian tổ chức điều tra xã hội học ngắn (14 ngày), quy mô điều ra lớn, vì vậy việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan Trung ương chưa được đầy đủ. Ở một số nơi, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia điều tra xã hội học chưa được chú trọng và đây là yếu tố góp phần dẫn đến tình trạng còn có người dân chưa hiểu được mục đích, yêu cầu của việc khảo sát, chưa tích cực tham gia khảo sát, không đúng thành phần, cũng như khi trả lời phiếu chất lượng chưa cao… 

Kết thúc khảo sát, Bộ Nội vụ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước quan tâm đầu tư điện tử hóa việc kê khai thủ tục hành chính nhằm hạn chế việc người dân phải đến tận nơi làm. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Đặc biệt, quán triệt việc thi tuyển kết hợp với tuyển chọn cán bộ công chức, chấn chỉnh và xử lý nghiêm cán bộ công chức có thái độ hách dịch, thờ ơ, cửa quyền gây khó dễ cho người dân, hướng dẫn dân làm nhiều thủ tục hành chính không cần thiết. Tiếp tục rà soát để loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết….

Muốn cải cách hành chính phải biết người dân hài lòng đến đâu

Về nhiệm vụ năm 2016, các cơ quan tập trung triển khai xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung phương pháp đo lường sự hài lòng cho phù hợp với thực tiễn. Cụ thể, trong quý II/2016, tiến hành rà soát, thống kê, báo cáo đánh giá tình hình, thực trạng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang tự triển khai xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục cụ của các cơ quan nhà nước để tổng hợp.

Quý III, IV/2016, xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo sát ở một số địa phương có mô hình hay, cách làm tốt, đạt kết quả tiêu biểu trong công tác tự đánh giá xác định chỉ số hài lòng để tham khảo; đồng thời có chính sách hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ cho những địa phương đang tự triển khai đánh giá chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp…

Cũng trong quý IV/2016, nghiên cứu xây dựng Chương trình phối hợp triển khai xác định chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước giai đoạn 2017 – 2020. Xây dựng kế hoạch hoạt động từng năm theo lộ trình, trên cơ sở phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel khảo sát xác định Chỉ số hài lòng của người dân doanh nghiệp thí điểm ở từng cấp độ, quy mô và bộ công cụ phù hợp. Phối hợp nghiên cứu đề xuất phương thức điều tra xã hội học, tham vấn hỏi ý kiến người dân và doanh nghiệp qua hệ thống mạng điện tử theo phương pháp thuận tiện, giản đơn, thực chất, hiệu quả, tiết kiệm; tăng nhóm dịch vụ đánh giá chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp, tập trung vào nhóm dịch vụ người dân và doanh nghiệp quan tâm…

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, đây là việc làm hết sức ý nghĩa, nêu một cách sòng phẳng, khoa học về việc người Việt Nam đang  hài lòng gì, chưa hài lòng gì đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Chúng ta quyết tâm làm tốt cuộc khảo sát này để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy chất lượng phục vụ và cung cấp dịch công. Trên cơ sở kết quả đã đạt được, tới đây có thể nhân rộng làm ở cả 63 tỉnh, thành.

Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, năm 2016, Chính phủ đã nêu rõ coi sự hài lòng của người dân là tiêu chí để đánh giá hiệu quả cải cách hành chính. Muốn cải cách hành chính, các cơ quan hành chính phải biết sự hài lòng của người dân đến đâu, coi đó là nguyên tắc để vận hành bộ máy hành chính. Để bộ máy hành chính hướng tới việc dự báo tình hình chứ không chỉ  là xử lý tình hình, cần đẩy mạnh việc thu thập ý kiến của người dân thông qua ứng dụng công nghệ thông  tin.

Từ kết quả khảo sát này, năm 2016, MTTQ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Nội vụ tiếp tục xây dựng Chương trình phối hợp triển khai xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn 2017 - 2020 có sự phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel hỗ trợ về công nghệ thông tin để có bộ công cụ khảo sát phù hợp. Theo đó, 4 bên sẽ phối hợp nghiên cứu đề xuất bộ công cụ khảo sát, tham vấn hỏi ý kiến người dân và doanh nghiệp qua hệ thống mạng điện tử một cách thuận tiện, hiệu quả; tăng nhóm dịch vụ đánh giá chỉ số hài lòng đối với người dân và doanh nghiệp, tập trung vào nhóm dịch vụ người dân và doanh nghiệp quan tâm…/.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Siết chặt quản lý hàng hóa không rõ nguồn gốc

    Siết chặt quản lý hàng hóa không rõ nguồn gốc

    Xã hội -
    Trước sự gia tăng nhanh chóng về chủng loại, nguồn gốc hàng hóa trên thị trường, đang tạo áp lực không nhỏ lên công tác quản lý, kiểm soát xuất xứ chất lượng hàng hóa. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh triển khai giải pháp đồng bộ, quyết liệt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định.
  • 'Cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo

    Cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm “cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo”, Đảng ủy Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ.
  • 'Hộ sản xuất nông nghiệp tiêu biểu

    Hộ sản xuất nông nghiệp tiêu biểu

    Gương sáng bản làng -
    Bằng sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, ông Lê Văn Toàn, bản Văn Tân, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, đã thành công với mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc, đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
  • 'Tập huấn công tác khuyến học và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

    Tập huấn công tác khuyến học và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 9/5, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác khuyến học và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” năm 2025. Dự Hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; báo cáo viên Sở Giáo dục và Đào tạo, VNPT Sơn La; đại diện các ban, hội khuyến học của các đơn vị; hội khuyến học các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.
  • 'Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với tinh thần “Ở đâu nhân dân khó, ở đó có bộ đội”, những năm qua, Bộ CHQS tỉnh Sơn La đã phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn lực lượng, huy động hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ đến tận các bản vùng sâu, vùng cao khảo sát, vận động và cùng nhân dân xóa nhà tạm, nhà dột nát.
  • 'Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Xã hội -
    Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, Bắc Yên đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Kinh tế -
    Với sự đồng hành, hỗ trợ của Hội Nông dân, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” huyện Mường La đã tạo sức lan tỏa, trở thành động lực để hội viên phát huy tính năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp.