Những thước phim đắt giá trong bộ phim tài liệu “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển”

“Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển” là bộ phim tài liệu dài kỳ đầu tiên về đề tài biển đảo của Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân, dự kiến ra mắt vào khoảng tháng 9. Các nhà làm phim chia sẻ, trong quá trình đi quay, tìm kiếm tư liệu, ê-kíp đã có được những thước phim đắt giá.

Ghi hình một lễ chào cờ trên biển. (Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp)

Ghi hình một lễ chào cờ trên biển. (Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp)

Một trong những yếu tố mà ê-kíp làm phim tự hào là mức độ dày dặn của tư liệu, tài liệu trong bộ phim. Đạo diễn Nguyễn Lê Anh, Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân, cũng là “tổng chỉ huy” bộ phim cho biết, ý tưởng làm một bộ phim về biển đảo Tổ quốc nảy ra trong thời gian Hãng thực hiện bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”. “Khi đi tìm tư liệu ở trong và ngoài nước, chúng tôi đã tìm thấy rất nhiều tư liệu, tài liệu quý nói về việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Ngoài những tư liệu lịch sử trong nước, tiêu biểu nhất là các châu bản, mộc bản triều Nguyễn, còn có rất nhiều ghi chép, hình vẽ của các nhà truyền giáo, nhà buôn của Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, xây dựng được các chứng lý, bản đồ… Khi đó, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng làm một bộ phim về chủ quyền biển đảo. Sau này, khi xây dựng kịch bản, chúng tôi đã quyết định làm một bộ phim tổng thể về biển đảo, bao gồm cả bảo vệ chủ quyền và văn hóa, kinh tế” - anh Lê Anh cho biết.

Những thước phim đắt giá trong bộ phim tài liệu “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển” ảnh 1

Đoàn làm phim ghi hình tại một bảo tàng trong nước.

Tư liệu làm phim được ê-kíp khai thác từ nhiều nguồn, trong đó có nhiều trung tâm lưu trữ ở nước ngoài. Đặc biệt, đoàn làm phim đã tìm được một bản đồ Việt Nam từ thời Nguyễn do các nhà truyền giáo vẽ, hiện đang được lưu giữ tại Hà Lan. Đoàn cũng tham khảo các thư viện ở Mỹ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp… trong đó có các ghi nhận của các nhà truyền giáo, nhà buôn, thậm chí cả các công chức đi đến nhiều vùng đất thuộc địa, ghi chép, mô tả lại cuộc sống, con người, phong tục, văn hóa, kinh tế, xã hội…

“Tư liệu là thế mạnh của bộ phim này. Hội đồng duyệt phim cũng đánh giá cao tư liệu của phim” - đạo diễn Lê Anh nói.

“Chúng tôi đã được thấy một bản đồ thời Nguyễn của Việt Nam, do các nhà truyền giáo vẽ. Họ vẽ cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và gọi đơn giản là Dải cát vàng. Điều này rất phù hợp với các bản đồ nhà Nguyễn vẽ sau này. Rồi sau này chúng ta có châu bản, mộc bản. Mộc bản hiện nay đang được lưu giữ rất tốt ở Việt Nam. Và cũng duy nhất Việt Nam hiện nay đang có lưu giữ châu bản, mộc bản về biển đảo”.

Phim “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển” gồm 3 phần: Khẳng định và bảo vệ chủ quyền, Phát triển kinh tế miền biển và Đời sống văn hóa biển đảo. Mỗi phần khoảng 12-15 tập, dự kiến dài khoảng 40 tập.

Phần Khẳng định và bảo vệ chủ quyền dự kiến dài khoảng 15-16 tập, nói về khẳng định và bảo vệ chủ quyền. Nội dung này được xây dựng theo cách nhìn xuyên suốt từng giai đoạn, từ thời xa xưa cho đến hiện nay. Những chứng cứ khẳng định chủ quyền biển đảo có từ thời Lý, Trần…, đặc biệt là dưới thời Nguyễn. Và việc khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển đảo này được những người con đất Việt gìn giữ và tiếp nối thành truyền thống qua nhiều thời kỳ, dưới nhiều thể chế khác nhau.

Bộ phim cũng sử dụng rất nhiều tư liệu về việc kiên quyết giữ gìn biển đảo, và tôn vinh những người đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo. Phim đề cập đúng bản chất sự việc, những phản ứng của Việt Nam, các chính sách ngoại giao, khẳng định chủ quyền bằng đối thoại, luật pháp…

Ở nội dung Đời sống văn hóa biển đảo, phim đề cập đến những mặt phong phú của văn hóa biển đảo, từ những phong tục tập quán xa xưa, những di tích, truyền thống, cho đến những câu chuyện văn hóa liên quan đến biển đảo ở thời kỳ hiện tại. Tất cả những điều đó tạo ra một không gian văn hóa, một đời sống văn hóa, góp phần vào văn hóa Việt Nam, rất hay và xúc động, củng cố lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

“Văn hóa biển đảo ở đây cũng góp phần khẳng định chủ quyền, thí dụ như một ngôi chùa trên một hòn đảo nhỏ ở Trường Sa, được xây dựng từ thời Nguyễn Ánh. Phim cũng ghi nhận những công lao to lớn của các vua chúa thời Nguyễn trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền và xây dựng văn hóa, trong đó có văn hóa biển đảo”.

Những thước phim đắt giá trong bộ phim tài liệu “Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển” ảnh 2

Ở nội dung Phát triển kinh tế miền biển, bộ phim nói đến các lĩnh vực của kinh tế biển đảo. Phần này đề cập đến các nghề từ xa xưa, trong đó có đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Những vấn đề hiện tại cũng được nhắc đến như biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các ngành kinh tế biển như thế nào, các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo…, cùng nhiều nội dung về kinh tế biển, quy hoạch, đặc biệt là du lịch. Ở phần này, phim nhìn nhận ngư dân cũng là những người bảo vệ chủ quyền, các ngành kinh tế vươn ra biển cũng có ý nghĩa bảo vệ chủ quyền.

Điều đặc biệt của bộ phim là đoàn làm phim đã ghi hình được trực tiếp tàu của Việt Nam bảo vệ giàn khoan xa nhất là Hải Thạch trong một lần tranh chấp.

“Việt Nam - Tổ quốc nhìn từ biển” được thực hiện công phu, với kịch bản được chuẩn bị từ năm 2019. Dự kiến, phim được phát hành trong tháng 9, và đạo diễn Nguyễn Lê Anh mong mỏi bộ phim sẽ được các đài truyền hình địa phương, các cơ quan, đơn vị, trường học đón nhận rộng rãi để tăng sức lan tỏa.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.
  • 'Chuyến công tác của Thủ tướng tại Brazil và CH Dominica thành công tốt đẹp

    Chuyến công tác của Thủ tướng tại Brazil và CH Dominica thành công tốt đẹp

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica đã thành công tốt đẹp.