Bảo vệ môi trường biển

Hình ảnh những chú hải cẩu, rùa biển bị mắc vào lưới đánh cá của ngư dân khiến cổ, mai, chân bị lưới đánh cá siết chặt đến mức trầy da tróc thịt; hoặc không ít sinh vật biển bị chết, trong bụng đầy những rác thải nhựa, cao-su... không thể tiêu hóa đã trở thành nỗi ám ảnh về môi trường biển hiện nay.

Ô nhiễm nhựa đã đến mức báo động trên toàn thế giới, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường biển và đời sống xã hội. Theo Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) có từ 11-12 triệu tấn chất thải nhựa trên toàn thế giới đang bị thải ra đại dương mỗi năm, trong đó nhiều nhất là thải ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nơi có nhiều vùng đất và quốc gia ven biển. Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa đại dương.

Lượng tiêu thụ nhựa của Việt Nam tăng 16% - 18% mỗi năm. Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, tính trung bình, mỗi người Việt Nam sử dụng tới 41 kg nhựa trong năm 2019. Đương nhiên tỷ lệ chất thải nhựa thải ra môi trường nói chung và ra đại dương nói riêng cũng tăng lên. Hằng ngày, một khối lượng lớn nhựa từ sinh hoạt, sản xuất vẫn không được thu gom và được xả thải ra, gây nguy hại đến môi trường trên cạn và dưới biển.

Hiểu biết về các loại rác thải nhựa đại dương, tác hại của nó tới môi trường, sức khỏe và nhất là sinh kế của chính những ngư dân và người nuôi trồng thủy, hải sản là hết sức cần thiết. Sự cần thiết phải chuyển đổi sang các vật liệu khác dễ phân hủy hơn và quản lý chất thải nhựa hiệu quả hơn đã được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và WWF Việt Nam đặc biệt quan tâm. Gần đây, nhiều chương trình hành động nhằm kêu gọi cộng đồng, nhất là ngư dân có trách nhiệm cao hơn trong việc sử dụng, bảo quản thiết bị có nguồn gốc từ nhựa như các loại ngư cụ (lưới, phao các loại) khi loại thải thì thu gom, xử lý, giúp biển sạch hơn... được phát động, thu hút đông đảo mọi người tham gia.

Ý thức và hành động của cộng đồng xã hội, trong đó có đông đảo ngư dân, những người đang hằng ngày sinh sống, làm việc trên biển sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc bảo vệ môi trường biển. Ngành thủy sản, Tổ chức WWF Việt Nam khẩn thiết kêu gọi ngư dân thực hiện những giải pháp cấp bách để bảo vệ môi trường biển, đại dương. Trước hết, ngư dân nên áp dụng các phương pháp tốt nhất và phù hợp trong hoạt động đánh bắt có trách nhiệm, bao gồm việc tuân thủ các hạn chế về không gian, thời gian và sử dụng chung các khu vực đặt ngư cụ cố định nhằm tránh xung đột về sử dụng khu vực mặt nước giữa ngư cụ và tàu thuyền; loại bỏ các ngư cụ hết tuổi thọ và hư hỏng đúng nơi quy định, phù hợp với quy định của từng công trình, bến cảng.

Cần thông báo đến cơ quan chức năng khi ngư cụ bị mất để có biện pháp thu gom; tích cực tham gia các chương trình “thu gom rác thải nhựa đại dương” trong khu vực vì lợi ích của môi trường biển và ngư trường đánh bắt của chính mình. Ngư dân cần tham gia vào quá trình thử nghiệm cải tiến ngư cụ và chia sẻ kiến thức thực tiễn tham gia đào tạo ngư dân mới vào nghề về cách phòng tránh mất ngư cụ; phối hợp thực hiện các chương trình truy xuất ngư cụ bỏ lại đại dương và góp phần nâng cao nhận thức hành vi này…

Môi trường biển sạch là nền tảng tạo nên nguồn thủy sản an toàn và dồi dào, để phát triển nền kinh tế biển, du lịch biển bền vững, đồng thời là động lực để cải thiện sinh kế và giúp cho đời sống ngư dân ngày càng no ấm.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.