Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Cuộc xâm lăng tĩnh lặng - Bài 2: Cam go mặt trận không tiếng súng

Ngoài sự tấn công có chủ đích của các thế lực từ bên ngoài, còn có nguyên nhân từ sự buông lỏng trách nhiệm trong giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội và các cơ quan chức năng, cộng thêm sự buông thả của các cá nhân. Như vậy, không cần tốn một viên đạn, các cường quốc đã xâm lăng văn hóa thành công, từng bước thực hiện cuộc thôn tính mềm, bành trướng văn hóa, bá chủ văn hóa.

Giọng nữ

Văn hóa độc hại, sùng ngoại, lai căng

Đánh giá đúng tầm mức sự nguy hại của làn sóng xâm lăng văn hóa, thể hiện rõ quyết tâm ngăn chặn làn sóng này, ngày 27-7-2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW “Về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”.

Chỉ thị đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ, tác hại của các sản phẩm văn hóa độc hại và sự sùng ngoại, lai căng đã “tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thanh thiếu niên; làm hủy hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc; có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin của một bộ phận công chúng; dẫn đến khuynh hướng “tự diễn biến” về chính trị, tư tưởng, tác hại lâu dài đến các thế hệ mai sau”.

Làn sóng xâm lăng văn hóa thể hiện rõ ở chỗ các nước phát triển, các nước lớn có âm mưu sẽ xây dựng chiến lược để lặng lẽ đưa các giá trị chuẩn mực, đạo đức xã hội, tư tưởng chính trị, phương pháp kinh tế... của họ dần áp đặt vào các nước đang phát triển thông qua giao tiếp giữa các nước. Từ phân tích trên, chúng ta có thể hiểu sự xâm lăng văn hóa là chiến lược được các cường quốc tính toán nhằm thực hiện tham vọng bá chủ thế giới. Không giống như các dạng truyền thống của quyền lực quốc gia, xâm lăng văn hóa thể hiện quyền lực mềm của một cường quốc. 

Cuộc xâm lăng tĩnh lặng - Bài 2: Cam go mặt trận không tiếng súng
Các hộ gia đình ở huyện đảo Trường Sa thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa. Ảnh: Hoa Huyền

Nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, văn hóa luôn là đối tượng mà các thế lực thù địch tập trung hướng đến thông qua nhiều cách thức, thủ đoạn, trong đó trắng trợn nhất là dùng văn hóa để xâm lược; tấn công bằng văn hóa để áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống của phương Tây; phá hoại bản sắc văn hóa của dân tộc, từ lĩnh vực văn hóa chuyển hóa dần sang lĩnh vực chính trị; hình thành ý thức chống đối về chính trị, phản bội lại Đảng, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa; đi ngược lại với nền văn hóa của dân tộc.

Dùng văn hóa để phá hoại sự ổn định xã hội

Các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, an ninh mạng đã phân tích và chia sẻ một số thủ đoạn mà các thế lực thù địch thường dùng, đó là: Sản xuất các sản phẩm văn hóa mang hơi hướng thời đại, đánh mạnh vào tập tính thói quen của giới trẻ, những người yếu thế, tiểu thương, những người về hưu, người ít tiếp cận với thông tin chính thống từ cơ quan quản lý nhà nước. Với nhóm đối tượng này, chúng khuyến khích những nhu cầu văn hóa, tinh thần không lành mạnh, tạo ra các mâu thuẫn không có thật thông qua các tin giả được tán phát tinh vi, từ đó tạo ra khuynh hướng văn hóa đối lập với chính trị, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa.

Tiếp đó, chúng thông qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp để lôi kéo nghệ sĩ, những người có ảnh hưởng đi theo trào lưu hưởng thụ xa hoa, các trào lưu sáng tác tự do, dân chủ kiểu phương Tây; lấy số ít người có ảnh hưởng làm “ngọn cờ”, từ đó tuyên truyền làm tha hóa thế hệ trẻ; từng bước làm cho thế hệ trẻ quên đi gốc văn hóa dân tộc, đua đòi ăn chơi, hưởng thụ, không quan tâm tới vận mệnh đất nước...

Bước tiếp theo tinh vi hơn, các thế lực thù địch thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để sản xuất, truyền bá các sản phẩm văn hóa xấu độc, lai căng với ý đồ rõ rệt là tạo thói quen xấu, nhân lên những hành vi phản nhân văn, phi tiến bộ, từng bước tác động vào tâm lý, sở thích, kích thích lối nghĩ, lối sống cá nhân ích kỷ, bạo lực, những ham muốn vật chất tầm thường.

Từng bước làm thay đổi các thang giá trị xã hội, đạo đức, lối sống, làm cho một bộ phận người dân trong xã hội sao nhãng nghĩa vụ, trách nhiệm với cộng đồng, đất nước. Kích thích lối sống hưởng thụ, ca ngợi dục vọng, lạc thú bản năng thấp hèn, chỉ lo cho mình mà quên đạo nghĩa, quay lưng lại với truyền thống và những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

“Dạo” một vòng trên các trang mạng xã hội, chúng ta có thể thấy rõ, nhiều trang mạng xã hội, các tờ báo điện tử của phương Tây có phiên bản tiếng Việt vẫn ngày đêm thêu dệt, đơm đặt những câu chuyện không có thật về các đồng chí lãnh đạo cấp cao; lợi dụng thông tin xử lý cán bộ để bôi nhọ, công kích Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chúng ra sức xuyên tạc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; phủ nhận giá trị của hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược trước đây và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của dân tộc hiện nay; đánh đồng chính nghĩa và phi nghĩa; làm lẫn lộn vai trò của những chiến sĩ cách mạng chân chính với những kẻ cướp nước, bán nước. Chúng ra sức quảng bá, tuyên truyền các giá trị văn hóa phương Tây; đề cao chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng; sử dụng tiêu chuẩn kép trong vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”...

Chúng cũng đầu tư không ít tiền bạc để quảng bá các sản phẩm văn hóa như phim, ảnh, video tuyên truyền, văn hóa phẩm, sách báo, văn học... với ý đồ thao túng rõ rệt nhằm phá hoại nền văn hóa của dân tộc ta; phá hoại sự ổn định xã hội.

Bằng các cuộc tiếp xúc trực tiếp, thông qua con đường du học, hội thảo, du lịch... những lời hứa hão, các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưu ly gián về tư tưởng, chia rẽ về tổ chức, lôi kéo những người có ảnh hưởng cổ xúy cho các trào lưu tư tưởng văn hóa phương Tây, gây nhiễu loạn tư tưởng nhân dân, đặc biệt là giới trẻ.

Mục đích của chúng là từng bước làm cho người dân phai mờ những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam; từng bước xa rời sự lãnh đạo của Đảng trong công tác văn hóa, tiến tới phủ nhận tính giai cấp, tính Đảng trong văn hóa; tách lĩnh vực này ra khỏi đời sống chính trị-xã hội của đất nước, phá hoại bản sắc văn hóa của dân tộc, từ lĩnh vực văn hóa chuyển hóa dần sang lĩnh vực chính trị, hình thành ý thức chống đối về chính trị, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, đi ngược lại với nền văn hóa của dân tộc... Đây là mưu đồ rất thâm độc của các thế lực thù địch khi chúng quyết tâm từng bước xâm lăng văn hóa đối với nước ta.

Ngăn chặn từ sớm hành vi mở rộng xâm lăng văn hóa

Những bước đi của cuộc xâm lăng văn hóa đang dần mở rộng ở các cấp độ và phạm vi khác nhau trong tổng thể chiến lược thôn tính văn hóa, nhất là trong bối cảnh nước ta tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Việc chúng ta tham gia tích cực vào một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; đón đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng sự bùng nổ các thiết bị thông minh kết nối mạng, mọi biến đổi, tác động từ bên ngoài dù nhỏ nhất cũng gây ra ảnh hưởng, theo chiều hướng ngày càng rộng và đa dạng.

Các nước phương Tây hiểu rõ điều này và cũng quyết tăng cường sử dụng “sức mạnh mềm văn hóa” kết hợp cùng sự phát triển vượt bậc của công nghệ, làm cho quá trình xâm lăng văn hóa diễn ra mạnh hơn. Các nước phương Tây và các cường quốc dựa vào công nghệ cao kiểm soát phương thức phổ biến thông tin, từ đó chủ động tạo định hướng dư luận với tốc độ chóng mặt. 

Cùng với đó, quá trình toàn cầu hóa, đa dạng hóa văn hóa thế giới chính là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch công khai lợi dụng hội nhập văn hóa của các nước đang phát triển mà ra sức truyền bá các sản phẩm văn hóa độc hại, truyền bá giá trị tư bản chủ nghĩa, với mục đích cuối cùng là nô dịch văn hóa và đạt được các mục tiêu chính trị.

Mặt khác, chúng ra sức công kích Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; phủ nhận giá trị của hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược trước đây và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của dân tộc hiện nay; đánh đồng chính nghĩa và phi nghĩa, làm lẫn lộn vai trò của những chiến sĩ cách mạng chân chính với những kẻ cướp nước, bán nước, để rồi dần theo thời gian, các tầng lớp trong xã hội chấp nhận các giá trị phương Tây, quên đi lịch sử, văn hóa dân tộc, từng bước bị đồng hóa với văn hóa nước ngoài một cách “êm dịu”, không phản kháng.

Đây cũng là đặc điểm thay đổi lớn trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà phương Tây đang áp dụng.

Văn hóa cũng là trận chiến không khoan nhượng

Hiểu rõ ý đồ của các thế lực, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng có sự đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng. Đánh giá về tầm quan trọng của nền tảng văn hóa đối với một quốc gia, PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng: “Văn hóa không chỉ là yếu tố truyền tải giá trị tinh thần mà còn là công cụ định hướng, quản lý sự thay đổi trong xã hội. Đối với các quốc gia đang phát triển như chúng ta, văn hóa có thể là chìa khóa để xây dựng nền tảng vững chắc, bảo đảm sự phát triển toàn diện, hài hòa giữa các lĩnh vực và nâng cao đời sống của nhân dân.

Trong kỷ nguyên mới, khi chúng ta đối mặt với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, môi trường và lối sống, văn hóa cần được coi trọng hơn bao giờ hết. Văn hóa không chỉ là sự phản ánh quá khứ mà còn là sự dẫn dắt, định hướng cho tương lai như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Một quốc gia có nền văn hóa vững chắc là một quốc gia có khả năng vượt qua mọi thử thách, duy trì sự ổn định và đồng lòng để tiến bước trong bối cảnh toàn cầu hóa đầy cạnh tranh. Văn hóa là sức mạnh vô hình nhưng bền vững, là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội thịnh vượng cả về vật chất lẫn tinh thần”.

Vì thế, tăng cường giáo dục, bồi đắp hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới, như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên” vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp hết sức quan trọng để ngăn ngừa tác động của những âm mưu, thủ đoạn xâm lăng văn hóa; tạo sức đề kháng, sự miễn dịch trong các tầng lớp nhân dân trước mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch.

(còn nữa)

Theo QĐND
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

    Thời sự - Chính trị -
    Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.
  • 'Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Chăm lo cho đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Sau sắp xếp tổ chức theo mô hình mới, Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý 184 công đoàn cơ sở, gồm 45 đơn vị khối sự nghiệp và 139 đơn vị khối doanh nghiệp, hợp tác xã, nghiệp đoàn, với 12.486 đoàn viên, người lao động. Hướng về cơ sở, lấy người lao động làm trung tâm, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên.
  • 'Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Văn hóa - Xã hội -
    Toàn tỉnh hiện có 4 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cơ đốc giáo, với 37.485 tín đồ. Có 5 tổ chức tôn giáo được chấp thuận thành lập và 40 điểm nhóm đạo được cấp phép sinh hoạt tập trung. Chú trọng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện để đồng bào tôn giáo thực hành tín ngưỡng theo pháp luật, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
  • 'Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Ánh điện thắp sáng bản làng biên giới

    Nông thôn mới -
    Với sự hỗ trợ của Nhà nước, chung tay góp sức của các doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm và đóng góp của nhân dân, những tuyến đường liên bản, nội bản, ngõ, xóm ở xã biên giới Chiềng Sơn được thắp sáng ánh điện khi màn đêm buông xuống, giúp bà con đi lại thuận tiện hơn, đảm bảo an ninh trật tự.
  • 'Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực

    Nông thôn mới -
    Đoàn xã Phiêng Pằn thành lập trên cơ sở sáp nhập các đoàn xã Phiêng Pằn, Nà Ớt, Chiềng Lương, có 743 đoàn viên, sinh hoạt tại 53 chi đoàn. Với tinh thần xung kích, tình nguyện và trách nhiệm vì cộng đồng, các đoàn viên thanh niên đã tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
  • 'Xây dựng nông thôn mới sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn

    Xây dựng nông thôn mới sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn

    Nông thôn mới -
    Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và vận hành mô hình hệ thống chính trị mới, xã Mường La được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Ít Ong và các xã Nặm Păm, Chiềng San, Chiềng Muôn, Pi Toong. Những năm qua, các địa phương đã huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Đổi thay Mường Chiên

    Đổi thay Mường Chiên

    Kinh tế -
    Về xã Mường Chiên mùa này, những thửa ruộng bậc thang đầy ắp nước chồng lên nhau thành từng lớp lung linh và quyến rũ, kéo dài từ lòng hồ sông Đà lên các khu dân cư; những triền đồi được phủ xanh bởi các loại cây ăn quả; những ngôi nhà xây kiên cố, đường giao thông nông thôn sạch đẹp, tạo nên diện mạo nông thôn mới Mường Chiên.