Ngày 9/1, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã công bố khoản lỗ hàng năm ở mức 132 tỷ Francs (143 tỷ USD) vào năm 2022, mức lớn nhất trong vòng 115 năm qua.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 45 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 11 đến 12-1.
Tuần qua (2-8/1), thế giới trải qua nhiều sự kiện đáng chú ý, từ tang lễ lịch sử của cố Giáo hoàng danh dự Benedict XVI, biến động giá khí đốt ở châu Âu cũng những căng thẳng trong quan hệ liên Triều và tình hình Đông Jerusalem . Tuy nhiên, việc Mỹ nối lại cấp thị thực cho Cuba, Nga ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và Mỹ có Chủ tịch Hạ viện sau 15 vòng bỏ phiếu đầy kịch tính...đã phát đi những tia "hy vọng" trong toàn cảnh bức tranh thế giới vào tuần đầu tiên của năm 2023.
Trong xu thế chuyển đổi năng lượng xanh đang diễn ra trên toàn cầu, nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Phi đang khai thác tiềm năng và tận dụng lợi thế để đạt những thành tựu vượt bậc về sản xuất năng lượng tái tạo. Với việc nhiều nước sẵn sàng "rút hầu bao" chi cho các dự án năng lượng sạch, lĩnh vực chuyển đổi năng lượng ở cả hai châu lục này đang có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Người dân trên toàn thế giới đã có một tuần lễ (25/12/2022 – 1/1/2023) với nhiều sự kiện đáng chú ý trên các lĩnh vực để khép lại năm 2022 đầy biến động và mở cánh cửa năm mới 2023 với niềm hân hoan, hứng khởi.
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala khẳng định, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu có thể diễn ra, ưu tiên hàng đầu của WTO là giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực và tìm cách cung cấp thực phẩm cho các nhóm dân cư nghèo nhất của thế giới. Các tổ chức quốc tế và các nước, các khu vực đang nỗ lực phối hợp nhằm hạ nhiệt giá lương thực và ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Mục tiêu kiềm chế sự tăng nhiệt của Trái Đất trong giới hạn 1,5 độ C so thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp dường như đang xa tầm với khi lượng khí thải CO2 đang tiến tới mức cao nhất mọi thời đại.
Hãng tin AFP đã điểm lại những con số đáng nhớ của năm 2022 như nhiệt độ mùa Hè cao kỷ lục tại châu Âu hay giá năng lượng và lương thực tăng cao tới chóng mặt...
Trong tuần qua (19-25/12), dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới, làm dấy lên mối lo về nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh khi năm mới đang gần kề. Tuy nhiên, các cuộc tranh tài thăng hoa tại World Cup đã phần nào tạm gác lại những lo âu về dịch bệnh hay bầu không khí căng thẳng về tình hình xung đột ở Ukraine cùng cuộc chiến năng lượng Nga-EU chưa đi tới hồi kết.
Tăng cường sự hợp tác trên cơ sở bình đẳng để giải quyết các thách thức chung, đem lại lợi ích, sự ổn định, bền vững là mục tiêu chung của một số sự kiện trong tuần qua (11-18/12). Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến dịch bệnh, sức khỏe,… cũng là những tin tức đáng chú ý trong tuần.
EU đang lo lắng về Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) trị giá hơn 430 tỷ USD của Mỹ, trong đó cho phép chi những khoản trợ cấp hào phóng và giảm thuế cho người mua xe điện ở Mỹ nếu “Mua hàng Mỹ”.
Tổng giá trị thương mại toàn cầu năm 2022 ước đạt 32.000 tỷ USD, nhưng lạm phát cao đã xóa đi những thành tựu đạt được trong vài tháng gần đây. Đây là số liệu do Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố.
Làn sóng dịch Covid-19 mới xuất hiện tại nhiều quốc gia và những căn bệnh hô hấp cùng lúc bùng phát đang đẩy hệ thống y tế thế giới trước áp lực nặng nề của một “mùa đông dịch bệnh”. Tâm lý chủ quan, lơ là của một bộ phận người dân là nguyên nhân chính cản trở nỗ lực khống chế dịch.
Tuần qua (5-11/12), bên cạnh các diễn biến liên quan đại dịch COVID-19, thế giới tiếp tục phải đối mặt với những bất ổn trong bối cảnh Liên hiệp quốc (LHQ) cảnh báo tình trạng leo thang xung đột ở Nam Sudan; Ủy ban châu Âu đề xuất gói trừng phạt thứ 9 nhằm vào Nga hay Tổng thống Peru bị phế truất...
Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 40 năm thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, UNCLOS ngày càng thể hiện vai trò và ý nghĩa quan trọng trong duy trì hòa bình, ổn định, trật tự pháp lý trên biển, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, và thúc đẩy phát triển bền vững biển và đại dương.
Tuần qua (28/11 – 4/12), thế giới tiếp tục phải đối mặt với những diễn biến đáng lo ngại của dịch bệnh COVID-19 với khả năng xuất hiện thêm nhiều biến thể mới, bên cạnh đó là nguy cơ tăng trưởng chậm của nền kinh tế toàn cầu, kèm theo các quyết định cứng rắn được đưa ra đối với Nga hay CHDCND Triều Tiên…
Tính đến sáng 2/12, thế giới ghi nhận tổng số 648.304.681 ca nhiễm và 6.641.600 trường hợp tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 333.293 ca nhiễm COVID-19, trong đó châu Á là khu vực đứng đầu với 218.251 trường hợp.
Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) vốn được xem là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy hành động vì khí hậu. Hội nghị đã kết thúc sau khi kéo dài thêm tới 2 ngày so với lịch trình ban đầu, đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt; song vẫn còn tồn tại một số điểm chưa thuyết phục và cũng chưa chắc tiến trình thực hiện sẽ diễn ra thế nào.