Mộc Châu tập trung xóa nghèo

Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện tốt các chính sách về xóa đói, giảm nghèo, nhiều hộ gia đình nông dân trên địa bàn huyện Mộc Châu đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 2-3%/năm.

 

Gia đình bà Lý Thị Bình, bản Suối Ngõa, xã Hua Păng nhận Nhà đại đoàn kết của công chức,

viên chức ngành Giáo dục - Đào tạo huyện Mộc Châu tặng.

Để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Mộc Châu đã thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, gắn với phát triển văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường trợ giúp đối tượng yếu thế. Huyện đã trích trên 250 triệu đồng từ ngân sách mở 6 lớp tập huấn giảm nghèo cho 1.524 lượt bí thư, trưởng bản, MTTQ và trưởng các đoàn thể bản, tiểu khu, xã, thị trấn; 100% xã, thị trấn hoàn thành việc phân công giúp đỡ hộ nghèo; việc giúp đỡ thực hiện theo phương châm “cần gì giúp nấy”, “mỗi hộ nghèo nhận được trợ giúp của một tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị”. Trong năm 2018, huyện đã rà soát, phân loại 2.894 hộ nghèo ở 8 xã, thị trấn để giúp đỡ; Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng NN&PTNT huyện cho 951 hộ nghèo vay trên 40,7 tỷ đồng phát triển sản xuất; đưa 628 lao động thuộc diện hộ nghèo đi làm tại các doanh nghiệp; tổ chức cho 629 hộ nghèo đi học tập tại 21 mô hình kinh tế trong và ngoài huyện; hỗ trợ nhà đại đoàn kết cho 69 hộ nghèo... Từ đầu năm đến nay, đã hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học cho 4 hộ dân tiểu khu 13; hỗ trợ mua bò giống cho 2 hộ nghèo tiểu khu bản Mòn (thị trấn Mộc Châu), xã Quy Hướng tổ chức cho 500 lao động đi làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Để hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, Mộc Châu đặc biệt chú trọng việc đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Năm 2018, đã tổ chức 61 lớp với 1.978 lượt người tham gia; toàn huyện hiện có 889 mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học phát triển sản xuất; 165 ha cây nông nghiệp ứng dụng công nghệ tưới phun sương và tưới nhỏ giọt Israel; 90.390 cây ăn quả ứng dụng công nghệ ghép mắt, cắt cành. Bên cạnh đó, huyện còn tổ chức Ngày hội việc làm thu hút 16 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và trên 1.200 người lao động, đoàn viên, thanh niên tham gia; tư vấn du học và thực tập sinh tại Nhật Bản cho 285 lao động và học sinh các trường phổ thông trên địa bàn. Hiện, đã đưa 621 lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, cấp 71.306 thẻ BHYT cho các đối tượng; khám, chữa bệnh nhân đạo, cấp thuốc miễn phí, chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho trên 1.000 người thuộc hộ nghèo, các cháu mồ côi không nơi nương tựa, người có công và gia đình chính sách trên địa bàn...

Nhờ làm tốt công tác hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng, hằng năm Mộc Châu có trên 73% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; các khu dân cư được công nhận danh hiệu văn hóa; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,5%. Kết quả đó đã đưa Mộc Châu là huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp thứ hai trong toàn tỉnh.

Đỗ Thị Minh Thu

(Trường Chính trị tỉnh)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh về đất đai

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 15/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo quyết định của UBND tỉnh ban hành quy định về quy trình luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị, có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và các tổ chức thành viên.
  • 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Xã hội -
    Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.